Recent Posts

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

All You Need Is Love

Để nhớ về một người đã cho mình bao cảm hứng và niềm vui sống suốt một thời trai trẻ dại....


Chủ Nhật, 28 tháng 11, 2010

Buddha Bar Playlist

Chủ Nhật, 21 tháng 11, 2010

Thích cái nhạc nền của bài này

Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2010

Một đoạn trích từ SOI


Ở đời, Soi nghiệm thấy có ba tình huống nên để tự nhiên, không nên thuyết phục để níu kéo:

1. Nhân viên muốn bỏ việc
2. Vợ chồng muốn bỏ nhau
3. Người đọc muốn bỏ mình (mình đây là Soi)

Có sự lựa chọn dứt bỏ, quay về đó, mọi vật mới tiến triển được. Chồng có bỏ vợ, vợ mới thôi dương dương tự đắc, ngồi soi lại mình. Soi cũng thế, khi bạn đọc bỏ đi, Soi một mặt kiên định với đường mình chọn, một mặt xem lại mình phải làm gì.

Xem thôi, âm thầm, chứ không nói gì để giữ lại. Như vợ không giữ chồng, chỉ âm thầm đi hút mỡ bụng…

Việc ai ở lại, ở lại hay không, hoàn toàn do mỗi người tự quyết, tự rõ. Soi luôn biết ơn những người ở lại với Soi, dù chỉ một tuần ghé qua một lần, hay luôn luôn có mặt bên máy… 

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

You Are So Beautiful



You are so beautiful to me
You are so beautiful to me
Can't you see
Your everything I hoped for
Your everything I need
You are so beautiful to me

Such joy and happiness you bring
Such joy and happiness you bring
Like a dream
A guiding light that shines in the night
Heavens gift to me
You are so beautiful to me

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Bùi Văn Nam Sơn viết về Lỗi hệ thống

Lỗi hệ thống: chủ nhân hoá nạn nhân

Như đã nói, lỗi hệ thống bắt đầu từ chỗ ta không xác định được hoặc xác định không chính xác loại hình, nguyên tắc tổ chức và mô hình điều khiển của hệ thống mà ta muốn tìm hiểu hay xây dựng. Nhìn chung, người ta thường kể ra các lỗi hệ thống chủ yếu sau đây:

Đi một chân: thiết kế hệ thống theo kiểu “độc canh”, không dự liệu khả năng thay thế, chẳng khác gì một chiếc xe không có bánh “xơ cua”. Toàn bộ hệ thống sẽ sụp đổ khi gặp khủng hoảng.

Độc bộ võ lâm: từ “đi một chân” đến chỗ độc tôn, độc quyền chỉ là một bước nhỏ: mất mối quan hệ liên thông với những hệ thống khác và làm ách tắc toàn bộ đại hệ thống.

Nếu tôi không cần, thì chắc mọi người khác cũng không cần!: đánh giá thấp các giá trị, vì chỉ biết vận dụng những thước đo hay những tiêu chuẩn chủ quan của riêng mình. Một sai lầm tiêu biểu của óc duy ý chí.

Sẽ có ai đó dọn dẹp đống rác!: một hệ thống khi vận hành tất yếu sẽ tạo ra “chất thải”. Có những “chất thải tự nhiên” (ví dụ: các phế phẩm trong quá trình sản xuất, những thí sinh thi hỏng…), nhưng cũng có những “chất thải phản tự nhiên” (ví dụ: sản phẩm giả mạo, bằng giả, bằng thật học giả…) Chúng gây những tác hại ghê gớm cho hệ thống, một khi không dự phòng và đảm bảo được công đoạn “thu gom” và tái – xử lý chúng.

Không lưu ý phản hồi: những tiến trình phản hồi diễn ra liên tục và ngày càng gia tăng cường độ sẽ phá huỷ hệ thống và các bộ phận được phản hồi nếu chúng không được lưu ý và xử lý kịp thời, bởi mọi bộ phận đều có sức chịu đựng nhất định, sẽ đạt “công suất” tối đa một lúc nào đó.

Không lưu ý đến những “trị số tới hạn”: cái gì cũng có ranh giới. Không lưu ý sẽ dẫn đến tổn thất, thậm chí đổ vỡ do “tức nước vỡ bờ”.

Ta còn khối!: chủ quan trong việc tự đánh giá về tiềm lực, dẫn đến việc lãng phí nguồn lực luôn có hạn.

Hành động dựa trên những dữ kiện sai lầm: sử dụng nguồn thông tin không đáng tin cậy và thiếu cơ sở khoa học, do bản thân bộ máy và phương pháp thu thập thông tin không phù hợp hoặc thiếu hiệu quả.

Không đủ nhạy cảm và viễn kiến: để áp dụng tư duy nối mạng và các tư duy tiên tiến khác, bên cạnh tư duy hệ thống cổ điển.

Tóm lại, có những hệ thống tự nhiên mà con người chỉ có thể tìm cách thích nghi, đồng thời cũng có vô số hệ thống mà con người là chủ nhân và… sẽ là nạn nhân của chúng, nếu không kịp thời nhận thức và khắc phục các lỗi hệ thống.

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

By the Rivers Dark-Leonard Cohen

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Tại sao Ipad không thể thay thế hoàn toàn báo giấy?

Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Ước mơ chốn thị thành

Tôi hay đọc các tạp chí. Trong một khu rừng các tạp chí hiện nay, có một cuốn mà tôi rất mong ước được cầm trên tay thì lại đã ngưng xuất bản và không biết bao giờ mới tái xuất giang hồ: Saigon City Life. Tất cả những gì mà tạp chí này còn lưu lại là khoảng vài chục bài online mà cho đến giờ cũng không được cập nhật nữa. Tôi đã đọc hết các bài này, và có một điều kì lạ là tất cả các bài viết này đều rất được, rất đáng để đọc. Tôi hiểu rằng đó là một tạp chí rất có “gu”, mà cái “gu” đó lại gần như trùng lắp với cái gu đọc của tôi. Vậy nên tôi kết luận rằng việc Saigon City Life ngưng xuất bản là một điều rất đáng tiêc, ít nhất là với cá nhân tôi. Tôi biết đến nó quá muộn để có thể sở hữu những bản in của nó.

Như thế nào là một City Life? Tôi chẳng phải là một nhà xã hội học để có thể trả lời. Tôi chỉ hình dung ra nó là một cuộc sống nhanh, gấp gáp, bừa bộn lo toan, hào nhoáng, hiện đại, và giàu có,... Đó là cái bề nổi hiện thực mà mọi người đều dễ nhận ra. Nhưng đọc Saigon City Life, tôi hiểu, trong lòng đời sống thành thị hiện đại đang có một dòng chảy ngầm, một trào lưu... sống chậm. Chậm theo đúng nghĩa đen.

Một trong những bài ấn tượng nhất đối với tôi về trào lưu này trên tạp chí là “Ngó vô từ ngoài”, kể chuyện về cuộc sống của một người di tản sang Cali sau 1975. Nhân vật trong bài đã chọn một lối sống mà tôi phát thèm:

“Hai chục năm trước, qua trung gian một người quen của cả hai, tôi nhận được vài tấm ảnh màu của bà bạn chụp hai đứa con gái nhỏ đang cưỡi ngựa trên một nền nâu đất có rừng cây sau lưng, tấm kia - một ngôi nhà tuyết phủ trắng khung gỗ chưa lợp mái. Đó là thông tin duy nhất tôi có được về bạn kể từ tháng tư 1975. Trong thời gian mất liên lạc sau đó, tôi đâu biết không lâu sau khi định cư ở Mỹ gia đình họ đã quyết định bỏ phố chợ về sinh sống vùng hẻo lánh không điện nước, đơn giản chỉ để thực hiện lý tưởng nuôi con không TV, đồng thời để tự cởi bỏ những ràng buộc của chủ nghĩa tiêu dùng, và nhiều thứ khác nữa. Lúc nhận mấy tấm ảnh, tôi không biết gì hơn ngoài những cái nhìn thấy trong ảnh. Hoá ra họ đã trụ lại được Coloma Valley hơn hai thập niên, nuôi con theo kiểu bà mẹ của thầy Mạnh Tử, xài đèn dầu, tắm nước giếng, nuôi gia súc, thư giãn cuối tuần giữa thiên nhiên phơi phới - hoàn toàn tránh xa mọi bon chen vật chất của xã hội Mỹ. Trong khi ở Việt Nam người ta đi kinh tế mới với bộ mặt nhăn nhó vì khổ cực và bộ dạng quắt queo vì thiếu ăn, ngay giũa lòng nước Mỹ, người Việt Nam nhỏ thó là bạn tôi đã làm một chuyện tréo cẳng ngỗng. Vậy đó mà ba đứa con, một đứa trở thành kiến trúc sư - chắc do ám ảnh và kinh nghiệm xây nhà ở tuổi thiếu niên, một đứa là nhà văn - nhờ không xen TV nên có nhiều thì giờ cho việc đọc sách, và cô Út, nhà sinh vật học - kết quả từ một tuổi thơ giữa hoa đồng cỏ nội.”

Bài này tôi đọc cũng đã lâu, nhưng hôm nay nhớ lại là vì đọc một bài viết về PV Đỗ Hồng Cư, trong đó có kể một trường hợp khác tương tự:

“Tôi kể bạn nghe thêm một kỷ niệm khó quên ở Mỹ. Thỉnh thoảng, tôi hay đi chợ người Việt, cách xa nhà chừng 45 phút lái xe. Tôi thèm ăn rau muống. Tôi phát hiện ra một gia đình chuyên trồng đủ các loại rau Việt Nam, tôi tìm đến. Bà ấy tên là bà Bọc. Khi tôi đến, bà Bọc- đầu đội nón mê, chân tay cáu bẩn, đang ngồi ăn cơm nguội chan canh rau dền ở góc vườn. Chồng bà là người Mỹ, cao to đẹp trai, làm kế toán, nhưng cứ rảnh rỗi lại ra vườn giúp vợ chăm sóc các loại rau. Nhìn bà Bọc ăn cơm nguội chan canh rau dền, chồng bà bắc dàn cho rau bí leo, tôi cảm giác, đó như một tác phẩm văn học. Vậy là tôi lại quay về nhà, lấy camera đến quay.

Nhà bà Bọc có đủ các loại rau quen thuộc của Việt Nam, từ cây rau húng, cây ớt, rau muống, rau bí… Bà Bọc nhìn đúng là một bà nông dân thuần chất. Bà quê gốc tận Hưng Yên, sang Mỹ từ năm 1975. Tôi hỏi bà, tại sao sống ở Mỹ ngần ấy năm, bà không hề thay đổi? Bà Bọc trả lời, chả có lý do gì phải thay đổi. Bố mẹ bà là nông dân, và bà cứ việc sống như một nông dân thứ thiệt trên đất Mỹ.

Tôi đã ngồi cạnh bà Bọc ở vườn rau muống, được bà mời một bát cơm nguội chan canh rau dền, cảm giác vừa thương nhớ, vừa gần gũi. Sau khi hoàn thành phóng sự, tôi có hứa sẽ gửi tặng đĩa CD phóng sự này, nhưng bà bảo, bà chẳng cần đĩa, chỉ cần khi nào có người về Việt Nam, mua giúp bà mấy cái nón mê là được. (Tôi đã thực hiện được lời hứa này khi gửi tặng bà mấy cái nón mê... đó là những kỷ niệm không bao giờ quên của đời tôi).”

Ôi, sống chậm. Chẳng phải tự nhiên mà tôi có một ước mơ.

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

Fighting Temptation

Đấy là tên một "Lunch-time movie" trên HBO thứ 6 tuần trước. Vẫn như nhiều phim Mỹ khác thường có lời thoại rất hay, phim này có hai câu thoại làm mình nhớ mãi. Ông chủ sa thải cậu nhân viên vì "Chúng tôi không thể để những kẻ nói dối đại diện cho mình", và anh chàng biện hộ: "Nhưng chúng ta làm trong ngành quảng cáo mà". -:)

Nếu quảng cáo đã được "mặc định" là nói dối thì cái gì sẽ xảy ra nếu những gì mình quảng cáo là sự thật?

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Kiêng khem - Márai Sándor

Không nên quay về những căn phòng cũ, dù ta đã từng hạnh phúc hay bất hạnh trong những căn phòng ấy. Không nên gặp lại những người xưa mà cách đây mười hay hai mươi năm, ở một thời điểm trưởng thành nào đó, chúng ta đã từ biệt họ. Hãy lịch sự trả lời thư bạn cũ, nhưng đừng hẹn gặp, nhất là bạn gái cũ thì càng không nên. Không nên tới đám ma. Không được để mình bị lôi cuốn vào những rắc rối của những cuộc đời xa lạ mà xét cho cùng mình chẳng hề có liên quan gì. Không nên nhìn lại những gì đã qua.

Nhưng tất cả điều đó không có nghĩa là sự không thuỷ chung, cũng không phải sự lãnh cảm với con người. Đó chỉ là sự kiêng khem, không là gì khác. Tâm hồn cũng không chịu nổi đồ ăn đã hư hỏng, thối rữa; hãy nuôi dưỡng tâm hồn bằng vitamin, những hương vị mới, tươi mát. Hãy yêu con người, nhưng hãy chú ý và thận trọng với những sự vụ đáng ngờ của họ. Hãy thương họ, nhưng phải nghĩ rằng nước mắt bạn là dành để nhỏ xuống cho số mệnh người thân yêu của bạn. Hãy thân thiện với thế giới, nhưng hãy biết rằng bạn không thể thay đổi những quy luật của nó - thế giới là vô vọng - và đừng hòa nhập vào đám tang của sự lo âu và than vãn. Hãy biết kiêng khem cho cả thể xác và tinh thần, không phải để kéo dài cuộc sống, cuộc sống không thể đo bằng thời gian. Hãy kiêng khem để có thể sống nhiều hơn và sống thực hơn. Hãy gìn giữ thứ gia vị của đời sống, và đừng ăn quá nhiều gia vị.

Thứ Hai, 6 tháng 9, 2010

Linh tinh

*
Ông Dương Thụ cứ ca ngợi mãi cữ "Cà phê mưa", khiến mình phát thèm mà chưa có lần nào được trải nghiệm. Hà Nội đã lại qua một mùa mưa, nên có lẽ phải đợi đến sang năm mới lại có cơ hội để thử xem cái cà phê dưới trời mưa tầm tã nó thế nào.

*
Đối với mình, cho đến giờ, trải nghiệm cà phê thú vị nhất là vào sáng sớm và chiều muộn. Cà phê sáng cho mình cái tĩnh cần thiết trước một ngày làm việc. Cà phê chiều muộn cho mình nỗi nhớ nhà, khi quán xá vắng tanh và phố phường bắt đầu lên đèn.

Nhưng dù là sáng trưa chiều hay tối, "come rain or come shine" (*), cà phê, theo mình tốt nhất là nên đi một mình. Nếu có hai người trở lên thì cũng phải là những tri kỷ, đủ để ngồi cà phê cùng nhau đó, mà không phải nói với nhau quá nhiều. Có thế, thì cà phê nó mới còn là cà phê. Ngược lại thì nó trở thành... cà pháo mất rồi.

*
Mới mua được "Bốn mùa, Trời và Đất" - tập tản văn của Márai Sándor, nhà văn lưu vong Hungari. Cuốn này là tập hợp rất nhiều tản văn ngắn, đọc rất thú vị. Mình có vẻ quan tâm nhiều đến các tác giả Hungari kể từ khi đọc các tác phẩm của Kónai Janós - chủ yếu do bác Quang A dịch và giới thiệu, và Những người Hungari đoạt giải Nobel. Phải đọc cuốn này thì mới thấy Hungari là một đất nước kỳ lạ: nó sản sinh ra những con người cực kỳ xuất sắc, rồi lại đẩy phần lớn những con người đó vào một cuộc sống lưu vong, thiếu quê hương.

*
Dạo này mình có vẻ hợp với phong cách Ireland, kiểu "in the mood of Ireland" vậy. Rất nhiều những khoảnh khắc phát hiện ra mình đang đọc James Joyce trong lúc nghe Van Morrison. Cũng phải nói thêm là gần đây nghe lại Van Morrison mới phát hiện ra Cleaning Windows đúng là "Lau cửa sổ" thật. Một nghề hẳn hoi. Lau cửa sổ mà thú vị như thế thì ai bảo lau cửa sổ là khổ? Nghe Cleaning Windows cũng không khỏi không liên tưởng đến A Day in the Life của The Beatles ở chỗ cứ lần lượt kể ra trình tự công việc diễn ra trong ngày.

*
Sáng nay 6/9, cả nhà đưa Tít đi khai giảng, do có lợi thế là Tít học ở "trường làng" ngay cạnh nhà. Tiếc là không mang máy ảnh đi chụp cho Tít vài kiểu. Buổi tối lướt FB thấy bác XB "khóc" trên wall, đưa con đi khai giảng mà không hiểu "trường hay là... chuồng, cô hay là... ma cô", cũng muốn khóc theo. Nhưng thế nào thì đó cũng là một ngày trọng đại của con trẻ, con nó vui là mình vui rồi. Những thứ khác, kể gì.

*
Bạn trên FB có tag mình một note rất dài về đền chùa miếu mạo quanh nơi mình sinh ra và lớn lên, làm mình chạnh lòng nhớ tới tuổi thơ xa-mà-gần, cho ngay một comment rất dài. Bạn cũng comment lại, đại ý: "chưa nhìn được về phía trước nên phải nhìn về đằng sau vậy". Kể cũng đúng. Ô, dưng mà bà xã mình dạo này đi học một lớp chính trị, về nhà lại bày đặt bắt đầu tập tành "nhìn về phía trước". Lớp học chính trị mà lại có tác động như thế thì kể cũng thánh thật.

Hay là mình cũng đăng ký học chính trị nhỉ?

*
(*) Come Rain or Come Shine

Thứ Năm, 26 tháng 8, 2010

25/8/2010

*

Trưa muộn, tỉnh dậy sau một giấc ngủ ngắn, cả văn phòng yên tĩnh một cách lạ thường. Trong khoảng thời gian giữa hai cơn mưa của tháng cô hồn, không gian xung quanh như nhuốm một nét ảm đạm, nhưng tĩnh lặng, và rất thích hợp để nghe nhạc.

Như để thêm vào cái không khí đó một nét trầm, tôi chọn ra các bài của Leonard Cohen trong số 1976 bài từ thư viện iTunes để nghe. Bắt đầu bằng Because Of, rồi Morning Glory, rồi The Faith, qua So Long, Marianne. Đến The Partisan thì tỉnh hẳn, vì nhạc hay quá. Leonard nhấn nhá từng ca từ như thể những con thuyền dập dềnh trên dòng sông âm nhạc với guitar làm chủ đạo, đặc biệt là các âm bass siêu trầm.

Nghe thêm một lúc nữa thì phát hiện ra từ trước đến giờ mình đã bỏ qua không nghe hai bài By the Rivers DarkBoogie Street. Cả hai đều hay và rất hợp với phong cách lounge mà dạo này mình đang kết. Nếu sau này mình có làm một tuyển chọn lounges thì phải cho cả hai bài này vào. Nghe By the Rivers Dark, không hiểu sao cứ nhớ đến Rivers of Babylon của ban nhạc cựu trào Boney M. Có lẽ là tại Leonard đã hát thế này:

Be the truth unsaid

And the blessing gone,


If I forget


My Babylon.



I did not know

And I could not see


Who was waiting there,


Who was hunting me.



By the rivers dark, 


Where it all goes on;


By the rivers dark


In Babylon.

Ngồi ở Highland với ly nâu đá mà nghe bài này thì thật là tuyệt.

**

Buổi chiều tình cờ thế nào lại “được” đi mua sách ở Nguyễn Xí. Vào một nhà sách mà mình chưa vào bao giờ, mặc dù đã đi qua nó không biết bao nhiêu lần. Tình cờ nhìn thấy Dubliners – Người Dublin. Mua, chỉ vì tác giả của nó là James Joyce.

Tại sao lại James Joyce? Vì hai lý do.

Một là Joyce được Hemingway nhắc đến quá nhiều, với thái độ rất trân trọng, đôi lúc có phần ngưỡng mộ, trong cuốn Hội hè miên man của ông. Chẳng hạn như ở đoạn Hemingway nói chuyện với Sylvia – bà chủ thư viện Shakespeare and Company.

“Khi nào Joyce đến?”, tôi hỏi.

“Ông ấy có đến thì cũng thường vào chiều muộn,” bà nói. “Cậu chưa bao giờ gặp ông ấy à?”

“Chúng tôi có thấy ông ấy đi ăn cùng gia đình ở nhà hàng Michaud,” tôi đáp. “Nhưng nhìn người khác đang ăn thật bất lịch sự, vả lại Michaud đắt lắm.”

Hai là, tôi có nghe trong bài I Feel the Change Comin’ On, Bob Dylan đã “tự sự” như thế này: I’m listening to Billy Joe Shaver, and I’m reading James Joyce. Nếu đọc James Joyce mà có thể “cảm” được sự thay đổi đang đến với mình, thì cũng đáng để đọc lắm chứ.

***

Sau đoạn intro, Leonard đã “vào” bài Boogie Street, rất ấm, rất trầm và rất mượt, như thế này: “A sip of wine, a cigarette, And then it’s time to go”.


So come, my friends, be not afraid.
We are so lightly here.
It is in love that we are made;
In love we disappear.
Though all the maps of blood and flesh
Are posted on the door,
There’s no one who has told us yet
What Boogie Street is for.

****
"Boogie Street to me was that street of work and desire, the ordinary life and also the place we live in most of the time that is relieved by the embrace of your children, or the kiss of your beloved, or the peak experience in which you yourself are dissolved, and there is no one to experience it so you feel the refreshment when you come back from those moments....So we all hope for those heavenly moments, which we get in those embraces and those sudden perceptions of beauty and sensations of pleasure, but we're immediately returned to Boogie Street."

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2010

Ảo tưởng

*

Chiều đi làm về sớm hơn thường lệ, “nhận lệnh” đi đón Tí ở trường Ong Mật. Về nhà ba bố con rủ nhau đi ăn chè đỗ đen ở gần nhà. Nhìn Tít&Tí bỏ dở cốc chè, chạy ra nô đùa ở mảnh sân nhỏ rợp bóng cây lúc chiều muộn, chợt thấy lòng thanh thản một cách lạ thường.

**

Ở ngay giây phút ấy, chợt liên tưởng đến đoạn kết phim Revolutionary Road, quay cảnh ông bố đi làm về ngồi ở cái ghế dài với cái cặp bên cạnh, nhìn ngắm hai con chơi xích đu trong công viên vào một buổi chiều đầy nắng. Đó là một cảnh quay ngược sáng, người xem chỉ có thể nhìn thấy lưng của ông bố trẻ, nhưng có thể cảm nhận đầy đủ nét hạnh phúc rạng ngời trên khuôn mặt anh ta.

***

Chợt hiểu thêm ra thế nào là hạnh phúc đích thực.

****

Chợt nhớ ra rằng đã rất nhiều năm, mình mới chỉ “tồn tại” chứ chưa chưa phải là “sống”. Và cái câu hỏi to đùng về mục đích sống cuối cùng lại dấy lên nhức nhối, như thể nó đã trở thành một câu hỏi thường trực, quanh quẩn trong cái đời sống đầy u mê của mình trong suốt thời gian gần đây. Mà chưa có câu trả lời.

*****

Buổi tối đi nghe Nguyễn Duy đọc thơ ở 36 Điện Biên Phủ. Đọc ông nhiều, nghe nói về ông cũng nhiều nhưng đây là lần đầu nhìn thấy ông trong đời thực. Cũng là lần đầu tiên nghe ông đọc thơ trực tiếp. Hay đến lặng người.

Và tiếc, là chỉ đi một mình mà không có ông nội và mẹ của Tít Tí đi cùng.

******

.....

Bẵng đi mấy hôm, tối qua tình cờ kiếm được cuốn Chân trời có người bay của Đỗ Lai Thuý, trong bài viết về cụ Nguyễn Khắc Viện, có một đoạn như sau:

“... Rồi một hôm ông không muốn đọc cho viết nữa. Bạn hỏi vì sao, ông chỉ trả lời bằng một câu buông thõng: Ảo tưởng! Nghe được chuyện này tôi bỗng nhớ đến bài Nói chuyện với một nhà đạo học của học giả Đào Duy Anh. Đó là cuộc tranh luận triết học của tác giả với Cao Xuân Huy về phép biện chứng của Hêghen, của Mác với biện chứng Lão Tử. Cuộc đấu bất phân thắng bại đã kết thúc bằng một trận cười xoà và câu nói vuốt: Cũng là A.Q cả thôi. Chữ A.Q mà các cụ dùng ở đây, có lẽ, là chủ nghĩa duy lý tưởng, chủ nghĩa Đông Ki Sốt, là ảo tưởng. Các bậc minh triết, đến cuối đời, đều nhìn thấy cái hư vô. Có lẽ, con người cần thấy cái hư vô càng sớm càng tốt, không phải để sống vô trách nhiệm theo chủ nghĩa Mắc kê nô, mà để sống bình tĩnh hơn, tốt đẹp hơn..... Con người hiện đại sống khó ở chỗ vẫn nhìn thấy hư vô mà vẫn tích cực tham gia vào đời sống xã hội.”

Câu hỏi đã được trả lời.

*******

Trời Hà Nội đã chớm Thu. Có thể thấy không khí Thu đã len lỏi đâu đó trong từng ngõ ngách buổi sớm, len cả vào các blog và diễn đàn.

Thèm được ngồi cà phê sớm, trong một khu vườn yên tĩnh đầy tiếng Thu.

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

A Different Corner

Thứ Hai, 26 tháng 7, 2010

Quotes of the Day

Tối ở nhà xem TV, nhặt được nhiều ý hay.

Đầu tiên là một phim trên kênh MAX, cuối phim có một câu người chồng đã quá cố dặn lại vợ con qua đoạn video tự quay thế này: "Life is not measured by how many breath you take, but how often your breath is taken away". Tự nhiên lại thèm nghe Sting, với Every Breath You Take.

Lát sau chuyển qua HTV7, kênh này phát lại một phim tài liệu lấy từ nhà DW-TV, mãi lúc xem xong mới biết là phim The Pensioners' Caravan. Phim kể về một đoàn các cụ đã nghỉ hưu, đi du lịch bằng xe-nhà, xuyên từ Siberia qua Mông Cổ, qua sa mạc Gobi rồi xuống Trung Quốc. Nhìn các cụ đi mà thèm. Nhưng nghe các cụ nói còn thấy thèm hơn: Đây là tuổi đẹp nhất để đi du lịch. Tại sao? Đơn giản vì đó là tuổi "Quá già để làm việc, nhưng lại quá trẻ để chết".-:)

Nhân việc nói về cái sự đi, mới nhớ ra hôm trước có đọc ở đâu đó (hình như là Ngô Tự Lập) có nói rằng câu, thậm chí cả bài, thơ "Yêu là chết ở trong lòng một ít" là Xuân Diệu "đạo" của một bài thơ tiếng Pháp, nguyên gốc là "Đi là chết một ít". Nhưng dù có đúng như ông này phát biểu thì mình vẫn thèm đi.

Hôm nay anh QB có một bài về "thú sách", trong đó có một câu mình rất thích, vì nó quá đúng với trường hợp của mình: "... có khi chả có lý do gì. Tôi đọc, vì tôi không thể không đọc, thế thôi".

Vì ở trên có nhắc đến một địa danh của nước Nga, nên muốn nghe lại What's Forever, trong đó có một đọan hát bằng tiếng Nga. Người hát bài này là Laima Vaikule. Bà là người Litva thuộc Liên Xô cũ. What's forever là một bài hát rất đẹp, lấy từ album gồm toàn các bài hát tiếng Anh, xuất bản năm 1993. Trong bài có một câu hỏi thế này: "What's forever? Is it just a state of mind 'till you say you had to go?"

Thứ Bảy, 24 tháng 7, 2010

Stand By Me

Father & Sons

1. Bố mới mua được đĩa Latin Lounge do Putumayo tuyển chọn và giới thiệu, có nhiều bài hay nên thích lắm, nghe đi nghe lại. Trong lúc đang nghe bản Sentimientos (Andres Linetzky & Ernesto Romeo), bố có nói với mẹ là rất thích nghe loại nhạc này lúc ngồi càphê. Tí nghe thấy cũng phán: Tí cũng thế. Mấy hôm sau, Tí nghe iPod của bố tình cờ được nghe lại bài này thì thích lắm, rồi khoe với bố (bằng cách chìa một ear-phone cho bố nghe): Tí thích nghe bài này lúc ngồi cà phê.-:)

2. Mẹ đưa Tít đi mua áo. Cô bán áo (không quen biết) nhìn hai mẹ con rồi phán: Giống bố y đúc. Lúc ra khỏi cửa hàng, Tít "phản ánh" với mẹ: Sao cô lại bảo Tít giống bố y đúc? Nhỡ Tít giống người khác thì sao? Logic.-:)

3. Hôm nay là ngày Tít nhận lớp để chính thức bước vào lớp 1, coi như là ngày đầu tiên đi học đại học chữ to. Mẹ đưa Tít đi rồi ngồi cạnh. Buổi trưa bố nhắn tin hỏi mẹ xem Tít thế nào, hoá ra ngồi trong lớp Tít chỉ hỏi: "Bao giờ thì về hả mẹ?". Bố nghĩ thế là tốt rồi, cứ chơi đi "cho nó sướng", từ từ hãy học, Tít nhỉ?

Bonus: Còn đây là bản Sentimientos mà Tí thích. Tất nhiên là bản Tí được nghe có remix lại cho hợp với phong cách lounge, có dịu và dễ nghe hơn một chút.

Thứ Tư, 21 tháng 7, 2010

Dương Thụ: 8 mẩu suy nghĩ về giới trẻ và Élite trẻ

Trong vòng hơn chục năm trở lại đây dấu hiệu của sự vô cảm ngày càng rõ. Nội tâm nghèo nàn, phản ứng yếu ớt trước cái xấu, trước sự tha hóa, thích sự hào nhoáng choáng lộn bên ngoài, đánh mất phản ứng với cái giả v.v.. là những biểu hiện rõ nhất.

1- Tiếp xúc với các bạn trẻ, ở tầng lớp có học, một điều dễ nhận thấy là sự tự tin. Tự tin lắm. Khác với với bọn tôi khi còn trẻ thường rất rụt rè, nhất là đứng trước những người lớn tuổi, những người từng trải hơn mình, những người có tên tuổi, địa vị hơn mình. Nhưng tự tin do không hiểu mình ở đâu, mình nói với ai nói tóm lại do không hiểu mình thật sự là ai thì... Nói chuyện với tôi vài lần, một nhạc sĩ trẻ tâm sự “Bây giờ cháu mới hiểu, cháu cũng không giỏi hơn chú” (dĩ nhiên có thể bạn ấy giỏi hơn, nhưng tự cho người khác kém mình khi chưa biết gì nhiều về người ấy thì không ổn lắm).

Tôi có cảm tưởng các bạn trẻ biết nhiều nhưng sự hiểu lại không được như thế. Khi không có sự cân bằng cần thiết người ta dễ trở thành kẻ ba hoa mà không hay biết, khiến thái độ tự tin của ta trở thành sự thiển cận đáng ghét. Hiểu biết phải được tích lũy từ nhỏ, nó không đơn giản chỉ là việc tiếp thu kiến thức khi ta còn ngồi trên ghế nhà trường, càng không chỉ là vấn đề tự học, cũng không chỉ bằng việc đọc, nghe xem (đấy là chưa nói tới việc đọc xem nghe cái gì) mà còn là những va chạm, trải nghiệm trong cuộc đời thực, là việc chúng ta sử dụng quĩ thời gian như thế nào cho việc tích lũy, là việc cơ thể của chúng ta được sống như thế nào (cơ bắp có thường xuyên vận động không, năm giác quan: thính giác, thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác có được sống phong phú?). Hiểu biết được hình thành như thế làm nên sự tự tin. Cái tự tin ấy mới thật đáng quí và có lẽ nó là một trong những phẩm chất hàng đầu cần phải có nếu ta muốn thành công.

2- Tôi quan sát thấy giới trẻ hiện nay ngông cuồng liều lĩnh hơn, muốn chứng tỏ, muốn làm khác người hơn thời bọn tôi. Ngông cuồng liều lĩnh (chứ không phải là sự táo bạo), muốn chứng tỏ (chứ không phải là tự tôn), muốn làm khác người (chứ không phải là có cá tính) là những nét tâm lý thông thường thuộc về lứa tuổi là cái trẻ của tuổi mà gọi đúng chữ là trẻ con. “Trẻ con” lâu quá là một điều không hay. Cái chúng ta cần là cái trẻ của sống chứ không phải là cái trẻ của tuổi, sống trẻ chứ không phải trẻ con. Các bạn trẻ lớn lên trong hoàn cảnh xã hội khác bọn tôi, có nhiều điều kiện thuận lợi hơn nhưng được gia đình và xã hội nuông chiều quá nên cái sự “trẻ con” này lâu quá có lẽ là điều khó thể tránh khỏi.

Thi sĩ Tản Đà đã từng than thở: Dân ba mươi triệu đâu người lớn/ Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con.

Chính là cái trẻ con này đó. Sự trưởng thành của một thế hệ không tính bằng số tiền họ kiếm được mà bằng cái tầm văn hóa mà họ đạt tới, nhưng tôi nghĩ rằng nhiều bạn trẻ đã nghĩ khác.

Biết kiếm tiền và kiếm được nhiều tiền, tuổi trẻ bây giờ khôn ngoan hơn thời bọn tôi nhiều lắm. Trong hoạt động văn hóa, họ “tiếp thị” rất giỏi và biết cách tự lăng xê mình. Hãy tham dự những cuộc triển lãm, những cuộc trình diễn, hãy đọc báo chí xem họ viết về họ thì sẽ hiểu thế hệ bọn tôi là một thế hệ khờ khạo. Trong một bài báo tôi có viết: “Khôn khéo lọc lõi là phẩm chất của sự già nua. Ngông cuồng muốn tỏ ra, muốn khác người lại là tính khí trẻ con. “Trẻ con” không làm ra nghệ thuật và sự “già nua” cũng thế” (Sống trẻ-Doanh nhân cuối tuần). Mà đâu chỉ ở trong nghệ thuật. Điều này đúng hầu như ở mọi lĩnh vực. Một thế hệ tốt không thể đồng sở hữu một lúc cả hai “phẩm chất” đối nghịch như thế.

3- Tôi sống trong hẻm, suốt ngày nhạc thị trường, không muốn nghe cũng phải nghe. Trong hàng ngàn câu hát có một câu tôi bị nghe nhiều lần: “Tình yêu đến anh chẳng cần chi, tình yêu đi anh không hề hối tiếc”. Một sự vô cảm khủng khiếp. Dĩ nhiên đây chỉ là một câu hát, người viết ra nó, người nghe nó là giới trẻ song chắc không phải là những người tinh hoa trẻ tuổi nhưng nó vẫn khiến ta lo ngại và thật sự là một lời cảnh báo.

Trong vòng hơn chục năm trở lại đây dấu hiệu của sự vô cảm ngày càng rõ. Nội tâm nghèo nàn, phản ứng yếu ớt trước cái xấu, trước sự tha hóa, thích sự hào nhoáng choáng lộn bên ngoài, đánh mất phản ứng với cái giả v.v.. là những biểu hiện rõ nhất.

Đi theo sự vô cảm là một lối sống và một cách nghĩ cũng rất “có vấn đề”. Đập vào mắt tôi hàng ngày là những tấm biển quảng cáo của một hãng mỹ phẩm có một câu slogan “để đời”: “Sống là không chờ đợi”. Đây không phải là một câu nói chơi nếu ta nhìn vào những gì đang diễn ra hiện nay. Các bạn trẻ rất ưa chuộng thời trang và đổi mốt liên tục. Cái chưa thành đã phá bỏ để thay vào một cái khác, cuối cùng chẳng thành một cái gì cả. Cho nên chữ “đổi mới” có nguy cơ biến thành nơi ẩn náu của sự phá hoại. Sống gấp, sống vội, sống với cái trước mắt, không nhìn thấy muốn làm được một cái gì đó phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, phải có một quá trình, đương nhiên các bạn sẽ nôn nóng, thiếu kiên nhẫn, một thói xấu tai hại cản trở sự phát triển và ngăn trở người ta đến với thành công đích thực. Nếu giới trẻ quả thật là như thế thì elité của họ sẽ ra sao?

4- Tôi thường nhận được một câu như thế này ở những người bạn trẻ tuổi: “Chú đúng là lơ mơ thật, chẳng thực tế một chút nào”. Quả thật các bạn trẻ đã nhận ra sự vượt trội của họ trong chuyện này. Tôi thì đã đành, lơ mơ bẩm sinh. Còn bạn bè tôi không đến nỗi tệ như thế, nhưng tôi thừa nhận là họ, so với lớp trẻ hậu sinh cũng “chẳng thực tế chút nào”. Tuy nhiên có một điều ta cần để ý là ranh giới giữa thực tế và thực dụng rất mong manh. Trong cuộc sống, thực tế là tối cần thiết nhưng thực dụng thì nguy hiểm. Người thực dụng thì được nhiều (những giá trị vật chất) nhưng cũng mất nhiều (những giá trị tinh thần, thứ mà tiền bạc không thể mua được). Không biết các bạn đã suy nghĩ kỹ về điều này chưa.

5- Mục đích của việc học tập là để tạo dựng tri thức nền tảng (văn hóa nền), hoàn thiện nhân cách và phát triển cơ thể để làm người. Giới trẻ bây giờ được sự ủng hộ của gia đình và xã hội có mục đích học cụ thể hơn nhiều: Học nhằm kiếm mảnh bằng để làm quanđể làm giầu. Việc hoàn thiện nhân cách và văn hóa nền bị đặt xuống hàng thứ yếu. Kết quả nằm ở những mẩu đối thoại sau đây:

- Bạn có lý tưởng không?

- Không!

- Bạn có mục đích sống không?

- Có.

- Mục đích ấy là gì?

- Học ngành ngân hàng, quản trị kinh doanh hoặc luật để có một chỗ làm tốt, lương cao.

“Mãi mãi tuổi hai mươi có bằng cấp, chỗ làm tốt, lương cao”. Không thể “mãi mãi Đặng Thùy Trâm”. Đặng Thùy Trâm là một nhân vật của quá khứ, cái quá khứ một đi không trở lại và đang bị lãng quên mỗi ngày.

Thế hệ bọn tôi là Thế hệ Việt Minh. Thế hệ Đặng Thùy Trâm là Thế hệ Chống Mỹ Cứu Nước. Thế hệ sinh ra sau chiến tranh là thế hệ gì? Một câu hỏi mà tôi muốn các bạn trẻ trả lời.

6- Tôi có may mắn được làm việc cùng với các nhạc sĩ trẻ và có dịp tiếp xúc với một số bạn trẻ ở những ngành khác nhau. Nhiều người trong số họ là những nhân vật hàng đầu, tốt nghiệp ở những trường đại học danh tiếng ở nước ngoài. Có thể coi họ là những élite đương đại. Thông minh, sắc sảo, có kiến thức chuyên ngành rất sâu, rộngmở trong suy nghĩ về con người và nhiều vấn đề xã hội, điều mà bọn tôi phần lớn là hẹpđóng hơn. Khả năng thích ứng với môi trường mới tốt hơn bọn tôi nhiều.

Nhưng... có vẻ họ chỉ sống trong hiện tại, cho hiện tại. Quá khứ nhẹ bồng, đôi lúc họ thăm viếng nó như một khách du lịch, đôi lúc chơi với nó như một thứ trò chơi trong những ngày lễ hội. Tôi là một người-ngày-xưa, hay để ý đến chuyện gốcmất gốc nên lờ mờ nghĩ rằng chừng vài chục năm nữa, nếu cứ đà như thế này chúng ta sẽ có một Việt Nam khác, quốc tế hơn cả Singapore. Nước Việt Nam ấy sẽ có nhiều chuyên gia giỏi, nhiều công nhân tay nghề cao làm việc cho các Hãng, các tập đoàn siêu quốc gia, sẽ sử dụng một thứ siêu ngôn ngữ có tỷ lệ 10% từ thuần Việt, 40% từ Hán Việt, 50% từ tiếng Anh (ví dụ khi viết thư tình, cụm từ “anh yêu em” cầm chắc sẽ được thay thế bằng “I love you”) và người giầu có sẽ mở tài khoản ở các ngân hàng Thụy Sĩ, mua bất động sản ở Singapore, ở Pháp, Anh Quốc và Mỹ để lấy chỗ cho con cái đi học và cho mình nghỉ ngơi (còn dân trung lưu sẽ mua nhà ở Vientiane, Luang Prabang bên Lào để một năm vài tháng sang đó thụ hưởng đời sống thanh bình). Tôi mong rằng cái ý nghĩ lờ mờ này chỉ là do bị ám ảnh bởi những suy tưởng sai lầm của mình.

Người Việt Nam tinh hoa trước tiên phải là một người nặng nợ với nơi mình sinh ra, yêu tiếng mẹ đẻ và nền văn hóa dân tộc rồi mới nói đến trình độ học thức, sự chuyên sâu và một năng lực thẩm mỹ cao dựa trên nền tảng văn hóa cơ bản vững vàng, dầy dặn. Người tinh hoa phải có khả năng tỏa sáng và lôi cuốn người khác trong những công việc mang lại lợi ích cho nhân dân và Tổ quốc mình. Tinh hoa không chỉ là giá trị trên phương diện nhận thức mà còn là giá trị trên phương diện hành động. “Trí thức trùm chăn” thì dù giỏi đến mấy, tinh tế đến mấy cũng không thể gọi là tinh hoa được. Và những “trí thức mất gốc” thì cũng thế.

7- Nhìn nhận giới trẻ như thế liệu có bi quan quá không?

Thời buổi này đáng sợ nhất là thái độ lạc quan tếu và sự ảo tưởng. Kết cục của nó sẽ là một bi quan tuyệt đối. Không ảo tưởng và cũng chẳng bi quan, cuộc sống là như thế. Những người có lương tâm một chút, hiểu biết một chút, ai cũng nhận ra sống bây giờ vui ít buồn nhiều bởi có rất nhiều cái chưa được, nhiều cái hỏng, nhiều sự thoái hóa ở ngay chính bản thân mình, của gia đình mình, của xã hội chứ chẳng cứ gì của giới trẻ.

Thật khó mà có thể cất cao giọng hát cái câu hát của anh Trịnh Công Sơn “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”. Không có nhiều niềm vui đến như thế để chúng ta chọn lựa. Tôi đã trải qua một cuộc sống gian khổ mới nghiệm ra rằng chính nỗi buồn chứ không phải niềm vui, mới là quan trọng. Nhờ nó mà ta sống tốt hơn, nhờ nó mà ước muốn đổi thay, nhờ nó mà đi tới.

8- Giới trẻ cũng có nhiều người hay, có những người thật sự là élite của xã hội mới, ở nhiều khía cạnh họ tinh hoa hơn bọn tôi nhiều lắm. Nhưng người élite trẻ thì có, còn giới élite trẻ thì chưa. Thế hệ bọn tôi cũng thế, cũng chưa nốt. Chỉ có thế hệ các cụ, những người tinh hoa làm thành hẳn một tầng lớp xã hội, tầng lớp này tham gia cách mạng trở thành những nhân vật chủ chốt của một cuộc lật đổ ngoạn mục nhất trong lịch sử Việt Nam hiện đại: Lật đổ chế độ thực dân xây dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, một quốc gia độc lập có chủ quyền đầu tiên trong hệ thống thuộc địa Pháp.

Hãy nhìn vào thành phần chính phủ Cụ Hồ năm 1945 thì có thể hiểu được điều này. Vậy làm thế nào để những người tinh hoa trẻ trở thành một tầng lớp, một lực lượng có vai trò dẫn đạo xã hội như các cụ ngày xưa (và như tất cả những gì mà giới élite ở các quốc gia phát trển khác làm được)? Người tinh hoa chẳng thể từ trên trời rơi xuống, nó vẫn là sản phẩm của một nền giáo dục, một hệ thống chính trị và một cấu trúc xã hội nhất định. Giới trẻ hiện nay chính là sản phẩm của nền giáo dục, hệ thống chính trị và cấu trúc xã hội của chúng ta. Tìm ra những khiếm khuyết của giới trẻ rồi đổ lỗi cho họ là sai lầm, là vô trách nhiệm.

Làm thế nào để có nhiều người trẻ tinh hoa, và để những người trẻ này liên kết với nhau thành thành một giới, một lực lượng giữ vai trò quyêt định tương lai của dân tộc? Câu hỏi này dành cho những nhà hoạch định chính sách, những nhà quản lý và có thể là cả túi tiền của các đại gia.

Dương Thụ

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2010

Sting-Symphonicity-Every Breath You Take

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2010

Trời nóng, uống bia, đọc sách và văng tục

1.
Gần đây mình văng tục hơi bị nhiều. Văng khắp nơi: ở cơ quan, ngoài quán nhậu, trong quán cà phê. Văng cả vào microphone điện thoại di động, văng cả lên facebook. Và tệ hơn, văng cả vào bộ não có khả năng thu nạp và ghi nhớ mọi thứ của Tít - ông con mới lên sáu tuổi. Tối qua nghe bà ngoại kể lại mới biết Tít đã nói với bà một câu trong đó có từ “bỏ mẹ”. Thế có bỏ mẹ mình không cơ chứ.
Lập gia đình được gần bảy năm, có ba thứ mình gần như không bao giờ mang về nhà, như là một nguyên tắc, ấy là rượu-bia, thuốc lá và những câu văng bậy. Giờ đây cả ba thứ này có vẻ hiện diện một cách thường xuyên hơn, ở nhà, trước mặt hai ông con đang ở tuổi học mọi thứ bằng cách bắt chước.
Thực ra thỉnh thoảng có văng một vài câu thì cũng không sao. Nhưng điều nguy hiểm là gần đây mình có vẻ thích thú ra mặt với cái chuyển biến chết tiệt này. Mình thường xuyên kể một cách thích thú cho mọi người nghe một giai thoại về nhà báo Xuân Ba. Chuyện là bác Xuân Ba được mời đến dự một buổi tiệc rất lớn, trang trọng và lịch sự. Quá nửa buổi, không thể chịu được cái không khí trang trọng quá, bác này đành phải vào WC chỉ để văng vài câu trong đó, rồi mới lại thở phào mà quay lại buổi tiệc với cái không khí trang trọng mắc dịch kia. Cứ như thể mình đã lấy luôn cái slogan trên chiếu rượu của bác Nguyễn Quang Lập về làm tôn chỉ cho phát ngôn của chính mình vậy: “Một ngày mà không nói tục thì nó nhạt mồm lắm”.
Không biết, trong những giấc ngủ đầy mệt mỏi và mộng mị, mình có ú ớ mà văng ra mấy câu hoa mỹ phải gió đó không nữa.

2.
Có lẽ cái sự văng này là hệ quả của sự dồn nén lâu ngày, nay có dịp thì bung ra thôi. Nóng trong người, nóng trong công việc, cộng với cái nóng hầm hập như thiêu đốt xoay quanh mức 40 độ C ở Hà Nội mấy tuần vừa qua khiến cho cái thằng trí thức nửa mùa chưa trưởng thành đầy đủ là mình bỗng nhiên chuyển sang ăn nói như một thằng đầu đường xó chợ. Cái nóng làm cho những ngôn từ mỹ miều kia vốn như bị nhốt trong nồi áp suất, nay được xả van nên văng ra loạn xạ. Văng ra, cho xẹp hết những bức bối, u sầu. Kể ra thế cũng tốt.
Ngoài cái sự xả van, mình cũng để cho cái đầu được giải nhiệt một cách thường xuyên hơn. Mình chưa bao giờ uống nhiều bia như trong giai đoạn này. Không nhiều, nhưng thường xuyên. Và chuyện cũng không có gì đáng nói, nếu như mình không cảm thấy thích thú với cái vụ thường xuyên bia bọt này. Nhưng mà mình thích thật. Thế mới bỏ mẹ. Mà không chỉ uống ngoài quán xá, giờ đây mình còn uống cả ở nhà mà chả phải là dịp gì cả. Cách đây vài hôm, mình đã cò cưa vài cốc bia Hà Nội ướp lạnh trong cái đói và cái nóng hầm hập của buổi chiều Hà Nội, ở nhà. Chưa bao giờ mình thấy bia ngon đến như vậy, đến mức phải thốt ra thành lời. Uống xong, mình leo lên gác làm một giấc thẳng cẳng đến mười một giờ đêm mới dậy. “Sướng” - một ông em được nghe kể lại chuyện này đã phán như vậy. Mà của đáng tội, đúng là có sướng thật.

3.
Nhờ bia bọt thường xuyên mà cuối tuần rồi mình lại có dịp lê la vỉa hè Tạ Hiện, nơi góc ngã tư mà con phố này giao với phố Lương Ngọc Quyến. Phải đến gần một năm rồi mấy thằng mới lại có dịp quay lại nơi này.
Lại nhớ cả bọn (gọi là bọn cho oai, chứ thực ra chỉ ba, bốn thằng) đến đấy lần đầu vào năm ngoái, trong một buổi chiều cuối hè nóng điên người. Cả bọn ngồi thành một dãy, tựa lưng vào một bức tường bê tông đang tỏa nhiệt hầm hập, đến mức có thể cảm nhận từng giọt mồ hôi đang tứa ra ở lưng, ở bắp chân, và uống bia chai Hà Nội ướp lạnh, với lạc luộc. Chúng tôi ngồi đó, giương mắt mà ngắm nhìn những Lexus và BMW chen vai thích cánh cùng quang gánh thúng mủng hàng rong; những thằng bán hàng rong người đen nhẻm, xộc xệch chèo kéo loăng quăng quanh mấy anh Tây chị Tây ba lô cũng bụi bặm không kém; ngắm quán hàng chật chội và đông đúc, những biển hiệu, nhà cửa, dây điện các thứ lô xô chen chúc nhau trong cái không gian chật hẹp và nóng nực. Và nghe. Chúng tôi nghe giai thanh nữ tú Hà Thành vừa đánh võng trên vespa LX vừa văng tục. Nghe một anh giai Hà Thành chính hiệu phố cổ Hà Nội sắp ngàn năm đang gạ bán con Minsk cũ mèm cho một anh Tây ba lô với giá chưa đến 200 đô. Mình chỉ nghe được có vậy vì phần lớn những gì còn lại là một chuỗi rất dễ nghe: có 10 từ thì trong đó phải được đệm vào 4 từ “fucking” và 3 từ “shit”. Thật đúng là một fucking Hanoian.
Thế rồi mình ngước nhìn lên và chợt nhận ra trong tán lá phía trên cả bọn ngồi, mọc ra từ bức tường bê tông phía sau một cái biển sắt đã hoen gỉ, sơn đã bong tróc gần hết. Trên cái biển là hai từ FREEDOM CROSS. Ồ hóa ra cái chỗ này đã từng một thời là ngã tư TỰ DO. Không rõ có phải do bia không nhưng có một cái gì đó thật đẹp toát ra từ tấm biển. Đến mức, mình đã thực sự mong muốn được một ngày nào đó quay trở lại chỗ này, trong một buổi chiều như thế, và chụp lại tấm biển, bằng một cái máy film cơ học hoàn toàn, như Pentax K1000 chẳng hạn. Mà chưa có dịp.
Cuối tuần rồi khi chúng tôi rủ nhau ra Freedom Cross thì cái chỗ ngồi năm trước đang bị trưng dụng để dựng một cái rạp đám ma. Chúng tôi dời sang góc ngã tư đối diện ngồi nhìn sang và phát hiện ra cái biển sắt với chữ Freedom Cross đã biến mất. Bức tường loang lổ màu vàng đặc trưng của những căn nhà xây kiểu Pháp thuộc địa nay đã được sơn bả lại nhẵn bóng, và người ta phết lên đó một lớp sơn màu hồng nhạt trông cực sến và chẳng ăn nhập gì với cái ngã tư cũ kỹ này.
Tôi thực sự tiếc vì gần một năm đã qua mà tôi không một lần nào quay lại để chụp cái bức tường với tấm biển đó. Tuy nhiên chỉ sau một ngụm bia tôi lại nghĩ có khi thế lại hay. Nếu bức tường đó được ghi lại, tôi có thể đánh mất tấm ảnh đó, nhưng một khi nó được ghi vào trí não mình, thì nó sẽ còn ở đó mãi. Cái này là tôi học được ở Nguyễn Ngọc Tư, người đã lần đầu tiên cho tôi biết một chuyến du lịch sẽ thực sự thú vị thế nào nếu như người ta không mang theo máy ảnh.
Sẽ không có một cái nhà hàng nào, bình dân hay năm sao, trong nước hay ở nước ngoài, có thể đem lại cho bạn một cảm xúc thú vị như cái hàng bia hơi vỉa hè Tạ Hiện. Đơn giản chỉ vì đó là ngã tư của tự do, nơi bạn được ngồi đó, chen chúc trong đám Tây-Ta, Già-Trẻ lẫn lộn, trong một buổi chiều hè nóng như đổ lửa, ngắm buổi chiều xuống dần, tán chuyện tào lao với bạn hữu, lắng nghe từng giọt mồ hôi rịn ra lăn dần xuống nơi bắp chân, uống bia lạnh với lạc luộc, và chỉ thực sự ra về khi phố phường hàng quán xe cộ đã đồng loạt lên đèn.

4.
Gần đây mua được nhiều sách. Cuốn nào cũng hay nhưng gây nhiều thích thú nhất chính là “Bắt trẻ đồng xanh”, mới mua sáng qua.
Trước hết là cái bìa. Có thể nói bìa cuốn “Bắt trẻ đồng xanh” là cái bìa đẹp nhất của nhà Nhã Nam, và cũng là một trong những cái bìa sách đẹp nhất đã từng được thiết kế và in ra ở Việt nam. Tất nhiên, là trong khả năng hiểu biết hạn hẹp của tôi.
Nhưng trên hết là chất lượng dịch thuật. Phải nói là dịch giả đã chuyển ngữ một cách tuyệt vời: nó nhẹ nhàng, thuần Việt và cứ tưng tửng một cách lạ kỳ. Cứ như thể nó là một sáng tác bằng tiếng Việt của chính tác giả Salinger bên cạnh bản gốc tiếng Anh vậy. Nó vừa tách rời, lại vừa song hành và gắn liền với bản gốc một cách đáng kinh ngạc. Và tôi đã ngạc nhiên hơn khi biết người dịch cuốn sách là Phùng Khánh - sau này là ni cô Trí Hải, một nữ tu cực nổi tiếng đã dịch rất nhiều kinh sách ra tiếng Việt, trong đó có cuốn “What’s the Buddha taught ”.
Câu chuyện và bản dịch hấp dẫn đến mức tôi đã gần như không rời cuốn sách trong suốt buổi chiều hôm đó. Từ lúc còn trong phòng điều hòa sau giấc ngủ trưa, đến lúc xuống nhà chỉ với chiếc quạt điện thổi vù vù và mồ hôi thấm ướt đầm lưng áo, cho đến lúc cuối buổi chiều ngồi trên yên xe đợi ông bác sĩ già khám họng cho ông con trai nhỏ. Gần như không rời cho đến dòng cuối cùng: “Dịch tại Chicago, mùa giáng sinh 1964”.
Có lẽ “Bắt trẻ đồng xanh” là cuốn cuối cùng cô Trí Hải dịch theo một văn phong tưng tửng như thế, vì năm sau cô về nước và quy y nơi cửa Phật. Mặc dù vậy tôi vẫn nghĩ đây không phải là bản dịch. Nó như thể cô Trí Hải đã được nghe chính Salinger kể lại câu chuyện bằng tiếng Anh, rồi đến lượt mình, cô kể lại câu chuyện cho chúng ta nghe, bằng tiếng Việt.

Thứ Sáu, 4 tháng 6, 2010

Everybody Hurts

R.E.M



(Berry/Buck/Mills/Stipe)

When the day is long and the night, the night is yours alone,
When you're sure you've had enough of this life, well hang on
Don't let yourself go, 'cause everybody cries and everybody hurts sometimes

Sometimes everything is wrong. Now it's time to sing along
When your day is night alone, (hold on, hold on)
If you feel like letting go, (hold on)
When you think you've had too much of this life, well hang on

'Cause everybody hurts. Take comfort in your friends
Everybody hurts. Don't throw your hand. Oh, no. Don't throw your hand
If you feel like you're alone, no, no, no, you are not alone

If you're on your own in this life, the days and nights are long,
When you think you've had too much of this life to hang on

Well, everybody hurts sometimes,
Everybody cries. And everybody hurts sometimes
And everybody hurts sometimes. So, hold on, hold on
Hold on, hold on, hold on, hold on, hold on, hold on
Everybody hurts. You are not alone

Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2010

What a Wonderful World

Louis Amstrong - What a Wonderful World



Songwriters: Thiele, Robert; Weiss, George David

I see trees of green, red roses too
I see them bloom, for me and you
And I think to myself, what a wonderful world

I see skies of blue, and clouds of white
The bright blessed day, the dark sacred night
And I think to myself, what a wonderful world

The colors of the rainbow, so pretty in the sky
Are also on the faces, of people going by
I see friends shaking hands, sayin' "how do you do?"
They're really sayin' "I love you"

I hear babies cryin', I watch them grow
They'll learn much more, than I'll ever know
And I think to myself, what a wonderful world

Yes I think to myself, what a wonderful world
Oh yeah

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010

Bỏ lại con đường

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2010

Forgetful Heart

Tái nghiện Bob Dylan, hêhê.

Thích đoạn này, và tiếng harmonica lão luyện của cụ già 68 tuổi.

All night long
I lay awake and listen to the sound of pain
The door has closed forevermore
If indeed there ever was a door



Forgetful Heart

Forgetful heart
Lost your power of recall
Every little detail
You don't remember at all
The times we knew
Who would remember better then you

Forgetful heart
We laughed and had a good time you and I
It's been so long
Now you're content to let the days go by
When you were there
You were the answer to my prayer

Forgetful heart
We loved with all the love that life can give
What can I say
Without you it's so hard to live
Can't take much more
Why can't we love like we did before

Forgetful heart
Like a walking shadow in my brain
All night long
I lay awake and listen to the sound of pain
The door has closed forevermore
If indeed there ever was a door

Thứ Ba, 23 tháng 3, 2010

Viết nhảm trong một buổi sáng vô định

U ám một sáng cuối xuân ẩm mốc

Gió chuyển mùa ào ạt lá me bay

TADIOTO nhập nhoạng đèn tranh tối tranh sáng

Bàn ghế cũ sơn tróc vảy nệm sờn

Cà phê nâu trầm đắng vị gian nan

Lòng hoang mang chẳng thể định vị cuộc đời

Bao thú vui cũng đều tan trong giây lát

Chỉ còn lại nỗi cô đơn hoang-hoải-hóa tâm hồn

Vẳng bên tai tiếng người nhạc sĩ già đến từ thời xưa cũ:

“I’m walking the lonesome valley,

tryin’ to get to heaven before they close the doors”

Viết trong một buổi sáng vô định, “in the middle of nowhere”.

Thứ Hai, 22 tháng 3, 2010

This Dream Of You

Lâu lắm mới lại được nghe một album mới mà thấy hay đến thế: Together Through Life.
Album mới nhưng lại là của một người cũ: Bob Dylan.
Thời gian quả là nhanh. 15 năm đã trôi qua kể từ lần đầu được nghe nhạc của ông.
Còn bản thân Bob Dylan, năm nay đã 68 tuổi.
Cũng phải đến tuổi đó thì mới có thể hiểu và phán được "Together Through Life" có nghĩa là như thế nào.
Mới nghe qua một lượt, nhưng đã "ngửi" thấy đây là một album mà Bob viết riêng cho vợ của ông. Và đây là một phần đời mà ông đã trải: This Dream of You. Bản trên You Tube không hay bằng bản thu studio, lại thiếu mất phần accordeon nhưng nghe cũng rất được.


This Dream Of You

How long can I stay in this nowhere café
'fore night turns into day
I wonder why I'm so frightened of dawn
All I have and all I know
Is this dream of you
Which keeps me living on

There's a moment when all old things
Become new again
But that moment might have come and gone
All I have and all I know
Is this dream of you
Which keeps me living on

I look away, but I keep seeing it
I don't want to believe, but I keep believing it
Shadows dance upon the wall
Shadows that seem to know it all

Am I too blind to see, is my heart playing tricks on me
I'm lost in the crowd
All my tears are gone
All I have and all I know
Is this dream of you
Which keeps me living on

Everything I touch seems to disappear
Everywhere I turn you are always here
I'll run this race until my earthly death
I'll defend this place with my dying breath

From a cheerless room in a curtained gloom
I saw a star from heaven fall
I turned and looked again but it was gone
All I have and all I know
Is this dream of you

Which keeps me living on

Thứ Hai, 8 tháng 3, 2010

To Make You Feel My Love/Bob Dylan

Mười hai năm đã đi qua kể từ lần đầu tiên nghe Bob Dylan hát To Make You Feel My Love trong album Time Out Of Mind.
Nhưng thật trái ngược với tên album, những gì mà bài hát mang đến lại "always on my mind" (*). Cảm xúc khi nghe lần nào cũng như lần đầu, kể cả lần này, cho ngày 8/3/2010.


When the rain is blowing in your face
And the whole world is on your case
I could offer you a warm embrace
To make you feel my love

When the evening shadows and the stars appear
And there is no one there to dry your tears
I could hold you for a million years
To make you feel my love

I know you haven’t made your mind up yet
But I would never do you wrong
I’ve known it from the moment that we met
No doubt in my mind where you belong

I’d go hungry, I’d go black and blue
I’d go crawling down the avenue
There’s nothing that I wouldn’t do
To make you feel my love

The storms are raging on the rollin’ sea
And on the highway of regret
The winds of change are blowing wild and free
You ain’t seen nothing like me yet

I could make you happy, make your dreams come true
Nothing that I wouldn’t do
Go to the ends of the earth for you

To make you feel my love

(*) Tên một bài của Willie Nelson.

Thứ Hai, 22 tháng 2, 2010

Giếng

Tại sao lại là Giếng?

1) Trong làng có Giếng. Làng có thể di dời, nhưng Giếng làng thì vẫn còn nguyên ở lại. Giếng, do vậy là tĩnh lặng, bất biến và dửng dưng với mọi bể dâu. Giếng lấy nước trong mạch ngầm chảy ra, do vậy múc đi cũng không cạn bớt, nước rớt xuống chẳng đầy thêm, đầy mà không tràn, do vậy, Giếng là một thứ vĩnh hằng.

2) Giếng cho nước ngọt, công dụng của nó là ai cũng đến lấy nước, do vậy có ích cho mọi người. Hơn thế, Giếng còn giúp mọi người mà như vô tâm, có người đến với Giếng nó không mừng, mà người mang nước đi Giếng cũng không tiếc. Người ta quý cái Giếng cũng là ở đức ấy.

3) Người đi lấy nước, đã tới nơi rồi, chưa kịp thòng dây gầu xuống mà đã đánh vỡ cái bình đựng nước rồi thì thật uổng công. Giếng, do vậy, dặn mọi người rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận, đến nơi đến chốn để khỏi thất bại nửa chừng.

4) Từ đáy Giếng lên đến miệng Giếng, bắt đầu chỉ thấy bùn, dần dần lên tới miệng Giếng là đã có thể nghe tiếng gió thổi, tiếng chim hót, thấy được trời xanh bao la. Ai đã từng lặn mò dưới đáy Giếng mới có thể cảm được sự sung sướng, nhẹ nhõm và trong lành lúc leo lên tới miệng Giếng. Người lúc nào cũng ở trên miệng Giếng chỉ thấy tầm thường, không lúc nào có được cái cảm giác đó. Đáy Giếng tối tăm vừa rình rập khí độc, vừa ngập ngụa hơi bùn, thậm chí còn làm con người ta chết ngạt. Nhưng nước đã múc lên đến miệng Giếng rồi thì cứ yên tâm mà uống vì chỉ còn là nước ngọt mát mà không còn tí dấu vết nào của khí độc. Do vậy, thời khắc nước được múc lên khỏi miệng Giếng chính là thời khắc tuyệt vời nhất, nơi cái tốt nhất chỉ cách chốn độc địa, chết người có vài sải tay.

Cuộc đời không thiếu gì những “miệng Giếng” như thế, nhưng chỉ có ai vừa từ “đáy Giếng” chui lên mới có thể giác ngộ cái thời khắc tuyệt vời ấy nơi “miệng Giếng”.

Đó chính là tinh thần của quẻ “Tỉnh”, nghĩa là cái Giếng trong tiếng Hán, tên đầy đủ là Quẻ thứ 48-Thuỷ Phong Tỉnh trong Kinh Dịch. Tôi đã nương theo tinh thần đó mà đi xin lấy một chữ “Tỉnh” nhân dịp đầu xuân Canh Dần. Khi nghe tôi trình bày ý định của mình, người cho chữ chỉ nói một chữ “Được” rồi xuống bút ra ngay một chữ “Tỉnh” rất giản đơn. Viết xong ông nắn nót viết thêm hai dòng “phụ chú”. Tôi hỏi hai hàng chữ đó nghĩa là gì, ông chỉ trả lời đơn giản: “Trí tuệ sâu như Giếng” và “Người viết, Tiến sĩ Cung Khắc Lược”.

Quả là một món quà tinh thần ngoài mong đợi.