Recent Posts

Thứ Hai, 31 tháng 8, 2009

Cầu Long Biên


Điều gì khiến anh bị thu hút bởi cây cầu Long Biên đến như vậy?

Cây cầu này thu hút tôi ở khía cạnh thẩm mỹ, theo nhiều cách, đó là một tác phẩm nghệ thuật được tạo nên bởi rất nhiều bàn tay, khối óc, tạo nên bởi lịch sử mà nó khoác lên mình. Tôi cũng bị không gian sống xung quanh cầu lôi cuốn. Đó là điểm gặp gỡ của sự thay đổi về ý thức xã hội, từ thời kỳ thuộc địa đến nay, và hiện tại là nơi nương tựa, ẩn náu của những mảnh đời bất hạnh, những người vô gia cư và nghèo khổ bị cuộc sống kinh tế bỏ lại phía sau.

Nhưng điều khiến tôi đặc biệt thích thú ở cây cầu này là tính ẩn dụ hàm chứa trong nó, một gạch nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; giữa sự nghèo khổ và thịnh vượng; giữa niềm vui chiến thắng và nỗi đau.

* * *

Douglas Jardine trả lời phỏng vấn SGTT, nhân triển lãm ảnh cá nhân của anh về cầu Long Biên, khai mạc hôm 22/8 tại Ngôi nhà Nghệ thuật, 31A Văn Miếu, Hà Nội.

Douglas Jardine là người Mỹ, nhưng là giảng viên môn Lịch sử Nghệ thuật của Đại học Hà Nội. Anh "chuyên trị" chụp máy phim đen trắng, và bắt đầu với máy phim từ năm... 9 tuổi.

"Đặc thù khi sử dụng loại máy ảnh của tôi là anh không thể chụp chân dung một người mà đứng từ xa được. Tôi phải đứng rất gần và vì thế tôi phải mất nhiều công mới có được một bức ảnh. Phải làm quen, nói chuyện, đi cùng, thậm chí là sống cùng họ." 

Thứ Tư, 26 tháng 8, 2009

Deus Sive Natura-Copy của bác 5xu

1.

Hôm nọ gọi điện thọai cho anh người quen. Anh này chuyên đánh các dự án lớn. Nghe nói các dự án của anh đang bị trục trặc nên gọi để hỏi thăm. Quả nhiên đúng như vậy. Nói chuyện một hồi, xong tôi bảo: “Chính ra gọi cho anh, anh bảo “đang làm cái gì đấy” em thấy còn hay hơn là nghe anh bảo “tao làm xong rồi”. Không ngờ anh này đồng ý cái rụp: “Mày nói đúng, cái quan trọng là đang làm một cái gì đấy”

Learn from yesterday, live for today, hope for tomorrow. The important thing is not to stop questioning – Einstein

2.

Có một lý thuyết thế này. Có thể chia con người (của công việc) ra làm hai lọai. Lọai người Dương và loại người Âm.

+ Người Dương làm việc bài bản, chăm chỉ, mạnh mẽ và quyết đoán. Họ xác định mục tiêu rất rõ ràng. Ví dụ điểm cần đến là D. Và họ vạch kế họach hết sức khoa học và chi tiết để đi từ A qua B đến C rồi kết thúc ở D. Người thuộc loại Dương thường thành công sớm. Rất có tinh thần teamwork. Tuy nhiên họ không có thành công lớn thật lớn.

+ Người Âm làm việc vô lối. Họ đi đến D rất nhanh nhưng không rõ họ đi thế nào. Thậm chí họ cũng không rõ. Họ rất bản năng và bởi vậy cộng tác với họ rất khó. Tuy nhiên nếu có bộ máy supporting tốt hoặc tạo môi trường tốt cho họ, họ đi xa kinh khủng. Có những lúc đi gần đến D họ gặp khó khăn và phải dừng lại và tưởng như họ bỏ cuộc, nhưng lần nào họ cũng thoát hiểm trong gang tấc. Họ là những người thành công lớn thật lớn.

Logic will get you from A to B. Imagination will take you everywhere – Einstein

3.

Hằng ngày chúng ta sống trong một thế giới tất định. Sáng là mặt trời lên, tối mặt trời lặn. Nhưng cuộc đời của mỗi người trong đó lại là Bất Định. Không chỉ bất định, mà nó còn phụ thuộc vô số biến số khác về không gian, thời gian, môi trường tương tác xung quanh. Thậm chí phụ thuộc cả quá khứ nữa.

Trong phật giáo, ta chỉ biết chắc được ta và thế giới xung quanh ta ở mỗi khoảnh khắc của cuộc sống (gọi là sát na). Còn sau đó biến hóa thế nào thì hoàn toàn bất định. Nếu tách ta ra khỏi thực tại của từng sát na đó và nhìn ngược trở lại, ta thấy cuộc đời, sự vật và thế giới biến đổi không ngừng và phụ thuộc liên quan linh tinh cả lên. Cái đó gọi là Vô Thường. Còn nếu nhìn vào chính chúng ta, từ bên ngoài, không không gian, không thời gian, và thấu hiểu sự Vô Thường của kiếp người, ta sẽ thấy Vô Ngã.

Before God we are all equally wise – and equally foolish – Einstein

4.

Triết gia người Hà lan thế kỷ 17 tên là Spinoza có một concept thế này “Deus sive Natura ” (”God is Nature”). Trong đó ông phá bỏ thượng đế thần thánh mà đặt thượng đế vào vai trò của Tự nhiên. Bị ảnh hưởng nhiều của Spinoza, sau này Einstein cũng cho rằng Thượng Đế (God) chính là Laws of Nature.

Kể từ ngày có vật lý lượng tử, người ta bỗng nhận ra rằng khi quan sát một thực thể vật lý thì cái mà ta quan sát được còn bị chi phối bởi xác suất (là một điều trong thế giới vật lý tất định chưa bao giờ có). Đồng thời còn có tác động qua lại giữa vật được quan sát và vật đang quan sát. Cả hai điều này dẫn đến một thế giới bất định mà ở đó những gì xảy ra đều chịu ảnh hưởng của xác suất và tương tác qua lại với xung quanh. Cũng có người cho rằng đấy không phải là một thế giới bất định mà là đa thế giới tất định. Các thế giới này đan vào nhau vào tạo ra một thế giới bất định có thể quan sát được, chính là thế giới mà chúng ta đang sống.

Vậy nên không phải vô cớ mà Einstein cho rằng đạo Phật là đạo duy nhất có thể phù hợp với thế giới vật lý hiện đại. Cái bất định của vật lý hiện đại rất giống cái vô thường trong triết lý Phật giáo.

If there is any religion that could cope with modern scientific needs, it would be Buddhism – Einstein

5.

Sống ở thế giới Tất Định. Vạch một kế họach Tất Định. Một bộ óc mạnh mẽ và ý chí mạnh mẽ. Chắc chắn sẽ thành công như tất cả những người Dương khác đang thành công. Nhưng liệu sống ở thế giới Tất Định, nhưng giác ngộ được mọi việc đều Bất Định, cái chính là đến được đích, kế họach chỉ là cho vui. Liệu có thành công được như những người Âm đã và đang thành công khác không?

Liệu có cách nào nhận thức được từng sát na của cuộc sống đang trôi qua mà thấy ta đang luôn làm một cái gì đấy. Để khỏi phải detach mình ra khỏi reality. Để khỏi cần Vô Ngã Vô Minh mà vẫn đạt được mục đích giống như Vô Thường.

Quả là khó.

You can never solve a problem on the level on which it was created – Einstein

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2009

Bút lực

Một ví dụ về bút lực.

Coi Nhà đẹp, tản mạn về nhà Việt
GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính

Nghèo dễ làm cho xây dựng khó trở thành kiến trúc
Giàu dễ làm cho kiến trúc trở nên phù phiếm

Nghèo mà có văn hoá, phong lưu
Giàu mà thiếu văn hoá, thực dụng
Thực dụng vô độ, tự biến thành cây khô

Nghèo lâu, giàu nhanh, dễ lẫn xa hoa với Đẹp và Sang
Chừng mực dẫn tới cái Đẹp, vô độ dẫn tới lố lăng

Để Giàu, mất vài năm, để Sang, mất vài đời
Giàu sang đặt bên nhau mà không song hành

Lạc hậu bóp nghẹt cả kiến trúc
Tân tiến quá, đánh mất tính nguyên sơ
Chuộng kỹ thuật quá, đánh mất tính tự nhiên
Tuyệt đối hoá sự hợp lý, đánh mất luôn phần hồn

Nhà không dựng từ móng từ cột
Nhà dựng từ nếp sống và quan niệm sống
Nếp sống Việt là nguồn gien của ngôi nhà Việt
Bản sắc kiến trúc nhà Việt bắt đầu từ nếp sống và cảm thụ Việt

Cái nghèo muôn thưở sản sinh cái Đẹp từ sự hợp lý của cái nghèo
Cái nghèo dẫn tới cái đẹp thô mộc
Bộ đồ nâu và căn nhà tre gỗ cùng một bản chất
Giữa căn nhà Việt và câu ca dao, nhận ra cái chung

Nhà Việt che mà không ngăn
Nhà Việt chia mà không cắt
Đồ vật không lấn át Người
Không gian trống mà không cần lấp đầy


Thời trước, cái sự đủ sát kề với sự thiếu
Thời nay, cái sự đủ sát kề với sự dư
Chớ biến nhà mình thành cửa hàng bách hoá

Ghế càng to, người càng bé

Nghệ thuật tổ chức chốn ở là sự biết nhốt và biết mở không gian, là sự bày đặt đồ vật không thừa không thiếu

ăn giản đơn, nhẹ bụng
Nhà ít đồ, nhẹ người
Tiện như ở khách sạn
Quen như ở nhà mình

Nhà sinh thái là nhà hô hấp
Nhà sinh thái là nhà gắn với địa chỉ

Con cháu kế thừa nếp nhà
Cộng đồng kế thừa đô thị

Ngót 10 năm coi, ngắm và đọc Nhà Đẹp. Không rõ, những người sinh thành và duy dưỡng nó đeo đuổi những gì. Ngấm ngầm nhận ra, văn hoá kiến trúc, thì phải.
Văn hoá kiến trúc là một trong những thứ cần nâng niu, cần vun đắp và truyền bá nhất, khi dân ta đang đến với sự khá giả, đất nước ta đang vươn tới sự thịnh vượng.
Văn hoá kiến trúc sản sinh nhà đẹp
Nhà đẹp là hoa trái của văn hoá kiến trúc

Tản mạn, vô đề, nhân lần lại những cuốn tạp chí Nhà Đẹp.
Hà Nội, đầu đông ấm áp lạ thường

Tháng 11 năm 2006

Thêm một người tham gia phong trào Sống Chậm

Mỹ Linh trả lời phỏng vấn VNN:

- CD mới sẽ theo phong cách gì và sẽ lấy tên là...?

- Đĩa nhạc mới sẽ thuộc thể loại nhạc acoustic, acoustic thực sự và phải có cái tên thật giản dị. Tôi đang hướng tới một đời sống giản dị vì mọi thứ bây giờ nhanh quá. Cuộc sống phát triển nhanh, mọi người ăn nhanh, uống nhanh, nói chuyện nhanh, suy nghĩ nhanh, đọc nhanh, viết nhanh, xem nhanh, nhớ nhanh và quên cũng nhanh. 

- Đó cũng là lý do gia đình chị chuyển về ngoại thành Hà Nội để gần với thiên nhiên hơn?

- Đúng vậy. Mọi thứ phát triển nhanh quá thì có thể sẽ thiếu tính bền vững. Bây giờ có khi bố mẹ cũng không có thời gian cho con, vợ chồng chẳng có thời gian cho nhau, nhiều người không có thời gian đọc cuốn sách hay xem một bộ phim nữa. Do vậy tôi cho rằng nên sống chậm lại một chút để mà quan tâm đến nhau, biết nhau muốn gì và cảm nhận nhau. Mà điều đó thì cần có thời gian.


Vâng, Acoustic.

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

Nhà thơ Việt Phương

Việt Phương:

Tranh cãi ồn ào quanh chiến lược
Bên hồ nườm nượp gái trai đi
Bao nhiêu lý luận bao nhiêu nước
Chảy dưới cầu kia để lại gì?

"Có lẽ tôi đã làm xong việc sống hỏng đời mình"

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2009

1989 & 20 năm

  1. Hôm nay là Mùng một tháng Bảy, tháng của mưa ngâu, và là ngày bắt đầu một mùa Vu lan mới. Lễ Vu lan thì đã nghe đến từ lâu, nhưng chỉ thật sự hiểu khi đọc bài “Bông hồng cài áo” của Thiền sư Nhất Hạnh: Đơn giản, dễ hiểu, và dễ đi vào lòng người. Sau bài đó, tôi cứ gặp cái gì được ký tên Nhất Hạnh là mua tuốt, dù còn nhiều quyển chưa đọc đến. Thích Nhất Hạnh đã trở thành một thương hiệu mạnh trong việc “truyền bá” kiến thức phật giáo phổ thông, ít ra là đối với cá nhân tôi.
  2. Tạp chí TIME, đúng như tên gọi của nó, lại mới ra một số đặc biệt, về một năm mà tạp chí này cho là đặc biệt: 1989. Hai mươi năm trước, thế giới đã thay đổi, hay nói nguyên văn như tôn chỉ của số tạp chí đặc biệt đó: The Year that Changed the World. Phải nói đó là một năm có những bước ngoặt lớn lao của nhân loại, và tờ TIME đã làm rất đậm những chuyển động chính trị ở Đông Âu, sự kiện Thiên An Môn,... Trùng hợp ở chỗ, 1989 cũng là một năm đầy biến cố với gia đình tôi, là một năm có bước ngoặt lớn trong cuộc sống của tôi. Nói theo kiểu của TIME, đó là “the Year that Changed my Life”.
  1. Hai mươi năm, thế giới quả thực đã thay đổi rất nhiều. Một phần ba cuộc đời tôi đã đi qua kể từ cái năm định mệnh đó. Có nhiều thứ tôi đã quên, nhưng có những thứ đã trở thành một phần con người tôi, không thể xoá nhoà, một cách vĩnh viễn. Trịnh Công Sơn có một bài hát mà tôi chỉ nhớ mỗi câu mở đầu: “Hai mươi năm xin trả nợ người”. Gần đây chẳng hiểu sao tôi cứ muốn nghe lại bài này, do chính ông trình bày. Vẫn biết câu hát của nhạc sĩ họ Trịnh có một ý nghĩa khác, nhưng vào thời điểm này, nó hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh của tôi.
  2. Bonus: Thật kỳ lạ là trong lúc tìm hiểu thêm về Buena Vista Social Club và bản Veinte Anos mới post hôm qua, tôi mới biết “Veinte Anos” cũng có nghĩa là “Hai mươi năm”. Hai mươi năm cho một tình yêu đã mất.

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2009

Ít hơn là nhiều hơn

1. Không phải cho đến khi được giảng giải về "Kinh tế học", tôi mới biết đến những giới hạn về vật chất khiến nảy sinh cả một khoa học để giải quyết vấn đề phân bổ các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất. Ngay từ nhỏ, tôi đã quan niệm rằng mình là một thằng bất tài, cực kỳ giới hạn về năng lực và do vậy, chỉ tập trung vào một công việc trong cùng một thời điểm. Chính vì vậy mà đã qua một nửa cuộc đời, tôi làm được rất ít và điều này càng khẳng định quan niệm về sự bất tài của mình từ hồi còn nhỏ đến giờ vẫn đúng. -:) Tôi vẫn quan niệm "một nghề ăn cơm tám, tám nghề ăn cám rang", tôi thần tượng những chuyên gia vốn thường chỉ focus vào một lĩnh vực, và những thứ mà tôi thích cũng chỉ là những chuyên ngành rất nhỏ hẹp. Chẳng hạn, khi học về đầu tư, tôi đặc biệt thích các lý thuyết về rủi ro, vốn là một chuyên ngành cực hẹp mặc dù rất phức tạp với đủ các loại tính toán dài dòng và khó hiểu. Trên quan điểm đó, khi ra đời đi làm, tôi tất nhiên theo đuổi lý thuyết về năng lực lõi, tức là một doanh nghiệp chỉ nên phát triển dựa trên năng lực cốt yếu của mình, dù mở rộng thế nào thì cũng chỉ xoay quanh cái "lõi" đó thôi.

Vậy nên tôi đồ rằng mọi người hiện nay quá lạm dụng vào một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro có cái tên gọi mỹ miều là "đa dạng hoá". Khi một nhà đầu tư mở rộng danh mục đầu tư của mình để giảm thiểu rủi ro, kiểu như một anh đang nuôi gà thì cũng nên nuôi thêm lợn, để đề phòng nếu gà có bị cúm thì lợn vẫn còn đó (tất nhiên đến giờ có cả cúm lợn rồi thì có lẽ anh ta nên chuyển sang nuôi bò, hí hí), nhưng tựu trung lại vẫn dựa trên cái năng lực lõi của anh ta là khả năng chăn nuôi. Chứ nếu một ngày đẹp trời anh ta thấy lợn gà thải ra nhiều phân quá, anh ta thấy tiếc, anh ta bảo có lẽ nên làm thêm cái vườn trồng nhiều cây để lấy phân bón  cho cây trong khi không có kiến thức về trồng trọt thì anh vẫn có thể "tèo" như thường, như cái mô hình VAC rộ lên khoản chục năm trước đây mà giờ chẳng có ai nhắc đến nữa. Đó chỉ là một sự "thuận tiện", mà sự thuận tiện chỉ phù hợp với quy mô nhỏ. Khi doanh nghiệp lớn lên, nó phải được quản trị theo "khoa học" chứ không phải là sự thuận tiện.

Vậy nên cách đây vài năm tôi đã cười khi thấy rộ lên phong trào tập đoàn. Các công ty lớn thi nhau upgrade lên thành tập đoàn, bằng các quyết định hành chính chứ không phải là theo trình tự phát triển và những đòi hỏi xuất phát từ chính hoạt động của doanh nghiệp. Kéo theo đó là sự ồ ạt đầu tư ra ngoài ngành mà đến giờ mới thấy rõ hậu quả, rồi mới quay lại "xem xét" vấn đề tập đoàn. Có lẽ, các bung xung do các tập đoàn nhà nước gây ra rồi sẽ lại được giải quyết bằng một quyết định hành chính khác, như khi nó được sinh ra vậy.

Mà không chỉ có khu vực nhà nước, ngay cả khu vực tư nhân được cho là có học, năng động và không phụ thuộc quá nhiều vào các quyết định hành chính, cũng đang ồ ạt thành lập các tập đoàn. Mỗi khi đọc cái tên "Công ty Cổ phần Tập đoàn XYZ... " là tôi lại không cười được. Có lẽ không ở nơi nào trên trái đất này lại có các khái niệm kỳ lạ như ở Việt Nam, ngay cả ở Thái Lan, một đất nước tự quảng bá mình bằng slogan rất nổi là "Amazing Thailand". Những cái tên đó gợi cho tôi nhớ đến danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh của những công ty tư nhân mới thành lập, chưa tìm được hướng đi nên trút vào đó đủ các lĩnh vực, từ đại lý bán vé máy bay, môi giới nhà đất, tư vấn đầu tư, cho đến kinh doanh ... sắt vụn và hầm bà lằng những thứ mà người chủ doanh nghiệp thấy xung quanh mình. Tôi thường gọi đó là những doanh nghiệp "quả mít".

Những doanh nghiệp như trên thường là không thành công, hoặc giả, nếu có thành công thì cũng là vì sau đó họ đã cắt bớt những ngành nghề "râu ria" đi để tập trung vào một hoặc hai lĩnh vực chính, những lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho họ. Những bài học thất bại trong việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh đã khiến giới doanh nghiệp phải tổng kết và đúc rút thành một bài học đến nay được lan truyền rộng rãi: Less is More. Quản lý ngoài việc là một khoa học, nó còn là một nghệ thuật, vì vậy mới có những nghịch lý "phi khoa học" như thế.

Như Khổng Tử đã phát biểu cách đây hàng nghìn năm: Kẻ nào săn cùng một lúc hai con thỏ ắt sẽ trở về tay không".

2. Đã t lâu tôi thường dy lên câu hi, ti sao nhng người lao công cc nhc vn tìm thy nhiu tiếng cười, những nhà sư khổ hạnh ăn ít, ngủ ít, làm lụng nhiều và gần như chẳng sở hữu nhiều “vật chất”, lại vẫn tìm thấy nhiều niềm vui và sống lâu đến vậy (tất nhiên phải trừ yếu tố tập luyện). Câu hỏi đó càng dấy lên sau buổi trà đá vỉa hè mà tôi đã đề cập ở entry trước. Liệu có phải cái xu hướng “tối giản” trong kiến trúc đem áp dụng vào cuộc sống sẽ đem lại nhiều hạnh phúc hơn chăng? Sự “thanh đạm” có phải là chìa khoá mở cánh cửa giải thoát giữa cuộc sống bộn bề và đầy bất trắc. Câu trả lời có lẽ là đúng. Giống như khi ta từ bỏ sự đa dạng hoá để trở về với năng lực lõi vậy.

Và thật là may mắn khi cũng cách đây hàng nghìn năm đã có những người lập lên những thuyết như vậy. Đó là các triết gia Yếm thế (*) Hy Lạp. Dưới đây là một đoạn trích về các triết gia này, lấy từ cuốn “Thế giới của Sophie”.

Truyện kể rằng một lần Socrates đứng ngắm một gian hàng bán đủ các loại hàng hoá. Cuối cùng, ông nói “Thật lắm thứ mà tôi chẳng cần đến”. Đó thật sự là cảm giác của tôi mỗi lần vào siêu thị Metro, và trên thực tế tôi thường tự ngăn mình đi vào các siêu thị, tất nhiên, trừ các quầy hàng thực phẩm, hí hí hí.

Câu nói trên có lẽ đã là phương châm cho trường phái triết học “yếm thế” do Antisthenes sáng lập ở Athens vào khoảng năm 400 trước công nguyên.

Antisthenes là một học trò của Socrates, và là người đặc biệt chú ý đến sự thanh đạm của ông.

Các triết gia yếm thế nhấn mạnh rằng hạnh phúc chân chính không có trong các yếu tố thuận lợi bên ngoài chẳng hạn sự giàu sang, quyền lực chính trị và sức khoẻ tốt (!?). Hạnh phúc chân chính là ở sự không phụ thuộc vào những thứ ngẫu nhiên và phù du đó. Và bởi vì hạnh phúc không bao gồm những lợi ích thuộc kiểu đó, nó nằm trong tầm tay của mọi người. Hơn nữa, một khi đã tìm được, nó sẽ không bao giờ bị tuột mất.

Triết gia yếm thế nổi tiếng nhất là Diogenes, một học trò của Antisthenes. Người ta kể rằng ông chỉ sống trong một cái thùng và chẳng có gì ngoài một cái áo choàng, một cây gậy và một túi bánh mì. (Do vậy chẳng có gì ăn trộm được hạnh phúc của ông!) Một hôm, ông được Alexander Đại Đế đến thăm khi ông đang ngồi sưởi nắng bên cạnh cái thùng. Vị Hoàng đế đứng trước mặt ông và hỏi xem ông có mong muốn điều gì không. Diogenes nói: “Có. Tôi muốn Ngài đứng tránh sang một bên. Ngài đang chắn mặt trời.” Như vậy, ông cho thấy mình hạnh phúc và giàu có chẳng kém người đàn ông vĩ đại trước mặt mình. Ông “” mọi thứ mà ông muốn. (Mặc dù, theo toàn bộ những người còn lại trên trái đất này, ông chẳng có gì ngoài cái thùng gỗ, cây gậy và túi bánh mì, hê hê). 

Rõ ràng, ở điểm này, phương Đông (đạo Phật) và phương Tây đã gặp gỡ nhau từ cách đây hàng nghìn năm, chứ không phải đợi đến khi có con đường tơ lụa.

Hơn hai nghìn năm sau, giới quản trị kinh doanh mới lại tìm ra một luận điểm mà các triết gia đã nghĩ đến từ lâu: Less is More.

(*) Ngày nay từ Yếm thế đã mang ý nghĩa về sự hoài nghi nhạo báng về sự chân thật của con người, và hàm ý sự vô cảm trước nỗi đau khổ của người khác.  

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2009

Out of Power, Out of Mind

Sáng qua mất điện nên không đến Công ty. Giải quyết xong chút việc ở Lê Lai, định bụng kiếm cái cà phê wifi máy lạnh nào để "đóng đô" cho hết một ngày nắng nóng, nhưng rồi lại nhớ ra cái hàng trà đá ở vỉa hè cạnh nhà kèn, đối diện Sở Ngoại vụ nên huỷ bỏ kế hoạch, tấp luôn vào đó ngồi.

Đó là một nơi bán nước chè và thuốc lá, nhưng khó có thể gọi là quán theo đúng nghĩa của từ này. Nó không có cột, không có mái che, trừ phi bạn gán từ này cho những tán cây xanh mướt quanh đó. Nó cũng không có giới hạn nào cả về kích thước vật lý. Bạn không thể gọi nó là nhỏ hay to, vì nó không có tường bao quanh. Nó có thể chỉ là nửa mét vuông nơi bày cái làn và một nửa cái hộp xốp đựng ấm trà và mấy cái cốc, dăm ba cái lọ thuốc lá, kẹo cao su. Nhưng nó cũng chính là toàn bộ không gian xung quanh nhà kèn và tượng đài Lý Thái Tổ quanh đó. Ngoài khách vãng lai như tôi, nó dường như phục vụ cho toàn bộ những ai đang hoạt động xung quanh khu vực này. Nó cũng hoàn toàn không có bàn ghế. Bàn cũng chính là ghế và chính là cái vỉa hè lát đá sạch bong này. Nó là một ví dụ cực kỳ sinh động cho chủ nghĩa tối giản mà cả thế giới ngày nay đang theo đuổi.

Hàng trà đá này phục vụ cả khách "ngồi thiền" như những tay lái xe ngồi chờ các sếp đang làm việc gần đó, hoặc những người chỉ thoảng qua, như chị lượm ve chai, mấy chị bán sổ xố. Thỉnh thỏang cũng có người chỉ đến mua một điếu thuốc, một cốc trà đá rồi mang đi, theo kiểu "take away" đang rất thịnh hành ngày nay. Chẳng hạn, mấy anh trông xe mang ra một cái cốc, bà bán hàng đổ đầy trà đá vào đó rồi anh mang về chỗ mình chứ cũng không ngồi lại.

Vỉa hè sạch sẽ, cây cối xanh mướt và rung rinh theo làn gió thổi nhè nhẹ. Ngay trước mặt là những dòng xe liên tục, giữa không gian thoáng đãng, nhưng cảm giác như mình đang ở trong một không gian riêng, một thế giới riêng của cuộc sống vỉa hè.

Cả chủ hàng và hầu hết khách hàng là những người lao động vất vả, thu nhập thấp, nhưng nghe những câu chuyện họ trao đổi, mới thấy cuộc sống của họ nhiều niềm vui làm sao? Những niềm vui giản dị và nhỏ nhoi, rất khó có được ở nhiều người giàu có khác.

Sau nửa tiếng, uống hết hai cốc trà đá, hút hết hai điếu thuốc, đứng dậy ra về mà chợt thấy "lòng nhẹ nhàng như mây". 

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2009

Đầu tuần không mobile

Đã quen với việc nấu cháo điện thoại, suốt ngày lu bu với các cuộc gọi đến rồi đi, nên tự nhiên thấy rất lạ khi hai ngày nay chẳng có mấy tiếng grừ grừ rung lên từ cái vật sở hữu quen thuộc gọi là mobile phone. Suốt từ hôm qua đến giờ chỉ có 3 cuộc gọi đến, trong đó có 2 là từ... bà xã, mà cũng chỉ để hỏi H1N1 chỗ mình thế nào. Lạ.

Hẫng hụt? Nhẹ nhàng? Dù cảm giác thế nào đi nữa thì tự nhiên cũng thấy không gian quanh mình như lắng đọng hơn, và dễ dàng tập trung vào công việc hơn. Nhàn nhã hơn là cái dễ cảm nhận hơn cả.

Hay mình đang bị out of track nhỉ?

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2009

Nhí nhố, Lằng nhằng

1. Lâu lắm mới có một Chủ nhật hoàn toàn tự do, liền bày đặt đưa ông con lớn đi tập lái ôtô mô hình trong công viên. Lái ô tô rõ ràng là một việc ông con rất thích, thích từ nhỏ, đến tận lúc mình quyết định đưa đi, nó vẫn thích. Đó là chuyện không phải bàn cãi. Vậy nên mặc cho nắng gắt, mặc cho H1N1 đang hoành hành hạn chế tụ tập nơi đông người, vẫn phải cho ông con đi bằng được. Vậy mà đến công viên ông con quay ngang ra chẳng chịu lái ô tô gì cả, chỉ chăm chăm vào trò thổi bong bóng xà phòng và mắt thì láo liêng sang vô số các trò khác trong công viên. Lái hay không lái ô tô chẳng còn ý nghĩa gì.

Đã thuộc làu làu hàng chục năm nay là phải "bán cái người ta cần chứ không phải là cái mình có", mà vẫn bị thua ông con. Rõ ra là bố là người bán hàng tồi nhất trong ngày, phải không Tít?

2. Buổi tối trước khi đi ngủ, ông con thứ hai vẫn lằng nhằng lên gác lại xuống gác, ngủ với bà không ngủ với mẹ rồi lại ngủ với mẹ không ngủ với bà,... Bố ôm con trai rồi nhẹ nhàng hỏi: Thằng nào là thằng nhí nhố, lằng nhằng? Ông con mới ba tuổi không thèm mở mồm trả lời, giơ ngón tay trỏ chỉ thẳng vào mặt bố. -:) 

Thì rõ là cái thằng đang hỏi chứ còn thằng nào nữa. Thế mà cũng phải hỏi, nhỉ?

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2009

Lucky

Tình cờ được biết đến bài Lucky, up lên cho đỡ quên.
Thích nhất là đoạn này:
I’m lucky I’m in love with my best friend
Lucky to have been where I have been
Lucky to be coming home again
Lucky we’re in love every way
Lucky to have stayed where we have stayed
Lucky to be coming home someday
Đây cũng là một trong những bài hát mới nhất mà mình từng nghe. Bài này xuất hiện lần đầu trong studio album We Sing, We Dance, We Steal Things ngày 13/5/2008. Video clip dưới đây được quay tại Prague thuộc Cộng hoà Czech và được phát hành ngày 16 tháng Giêng năm 2009. Và Jason cùng Colbie trình diễn lần đầu trên chương trình Satuday Night Live vào ngày 31 cùng tháng đó.
Mình bỏ bê thời sự nhạc pop quá lâu rồi thành ra chẳng biết đến Jason Mraz, cũng thật là có lỗi. Album We Sing... nói trên là studio album thứ 3 của Jason và cũng đã được 1 đề cử Grammy năm 2009.
Bản Lucky sau đó còn được phát hành dưới dạng đĩa đơn, với cái bìa đĩa cũng tương đối funny.
Bìa đĩa đơn:



Video clip chính thức:

Và lời bài hát:

(Jason)
Do you hear me,
I’m talking to you
Across the water across the deep blue ocean
Under the open sky, oh my, baby I’m trying

(Colbie)
Boy I hear you in my dreams
I feel your whisper across the sea
I keep you with me in my heart
You make it easier when life gets hard

(Both)
I’m lucky I’m in love with my best friend
Lucky to have been where I have been
Lucky to be coming home again
Ooohh, ooooh, oooh, oooh,
Oooh ooh ooh ooh

(Both)
They don’t know how long it takes
Waiting for a love like this
Every time we say goodbye
I wish we had one more kiss
I’ll wait for you I promise you, I will

(Both)
I’m lucky I’m in love with my best friend
Lucky to have been where I have been
Lucky to be coming home again
Lucky we’re in love every way
Lucky to have stayed where we have stayed
Lucky to be coming home someday

(Jason)
And so I’m sailing through the sea
To an island where we’ll meet
You’ll hear the music fill the air
I’ll put a flower in your hair

(Colbie)
Though the breezes through trees
Move so pretty you’re all I see
As the world keeps spinning round
You hold me right here right now

(Both)
I’m lucky I’m in love with my best friend
Lucky to have been where I have been
Lucky to be coming home again
I’m lucky we’re in love every way
Lucky to have stayed where we have stayed
Lucky to be coming home someday

Ooohh, ooooh, oooh, oooh,
Oooh, ooh, ooh, ooh
Ooooh, ooooh, oooh, oooh,
Oooh, ooh, ooh, ooh.

  

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2009

Via Con Me

Hôm trước ngó qua HBO, được xem lại một bộ phim, lại không đầu không đuôi và kết quả là cũng chẳng biết tên film là gì.
Motif film hơi cũ nhưng được cái cũng vui và hình ảnh đẹp, đặc biệt là những đoạn quay nhà bếp - trung tâm của câu chuyện. Nhưng cái làm tôi nhớ nhất không phải là nội dung của bộ phim mà là một bản nhạc trong phim, nghe rất "ngộ" và hay nhưng rốt cuộc cũng không biết tên là gì để mà tìm. Bài đó nghe như hát bằng tiếng Pháp, thỉnh thoảng lại pha một vài câu tiếng Anh, kiểu như "it's wonderful, it's wonderful...."
Cuối cùng lại nhờ đến cái cửa sổ tìm kiếm của google, bắt đầu bằng từ khoá là tên hai nhân vật chính của film, vì cái câu duy nhất nghe được thì lại quá chung chung, không thể làm từ khoá được.
Bằng "Kate, Zoe & Film", mình tìm ra film đó tên là "No Reservations".
Bằng "No Reservations" và "SoundTracks", kết quả sổ ra hàng đống, trong đó riêng bài hát trong đúng film đó đã lên tới con số hàng chục bài. Cái bài mà mình tìm là bài nào trong số đó?
May quá trong số kết quả mà Google trả ra lại có một trang là SoundtrackINFO.com. Trang này quả là tuyệt vời vì chứa đựng "all you need to know" về nhạc phim, rất tiếc là mới chỉ dưới dạng Project.
Vào trang này, thấy mọi người hỏi rất nhiều về các bài hát trong No Reservations. Từ một số câu hỏi, mình tìm ra được câu trả lời là "Via Con Me" của Paolo Conte.
Bravo chú Google.
Hoá ra đó là một bài tiếng Ý chứ không phải tiếng Pháp, còn Paolo Conte là một gạo cội nhạc jazz của đất nước hình cái ủng.

Phiên bản giống trong film:

Phiên bản Paolo Conte trình diễn live:

Còn đây là lyrics:

Via via …
Vieni via con me.
Niente più ti lega a questi luoghi
Neanche questi fiori azzuri.

Via via …
Neanche questo tempo grigio,
pieno di musiche
e di uomini che ti son piaciuti.

It’s wonderful
It’s wonderful
It’s wonderful
Good luck my baby
It’s wonderful
It’s wonderful
It’s wonderful
I dream of you
Chips chips chips
Du du du du du
Ci bum ci bum bum
Du du du du du
Ci bum ci bum bum
Du du du du du

Via via …
Vieni via con me.
Entra in questo amore buio
Non perderti per niente al mondo
Via via …
Non perderti per niente al mondo
Lo spettacolo d’arte varia
Di uno innamorato di te.

It’s wonderful
It’s wonderful
It’s wonderful
Good luck my baby
It’s wonderful
It’s wonderful
It’s wonderful
I dream of you
Chips chips chips
Du du du du du
Ci bum ci bum bum
Du du du du du
Ci bum ci bum bum
Du du du du du

Via via …
Vieni via con me.
Entra in questo amore buio
Pieno di uomini.
Via via …
Entra e fatti un bagno caldo
C’è un accappatoio azzurro
Fuori piove, è un mondo freddo.

It’s wonderful
It’s wonderful
It’s wonderful
Good luck my baby
It’s wonderful
It’s wonderful
It’s wonderful
I dream of you
Chips chips chips
Du du du du du
Ci bum ci bum bum
Du du du du du
Ci bum ci bum bum
Du du du du du 


Vâng, Via Con Me - Come away with me.... (in the night) (Norah Jones)