Recent Posts

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2009

Ít hơn là nhiều hơn

1. Không phải cho đến khi được giảng giải về "Kinh tế học", tôi mới biết đến những giới hạn về vật chất khiến nảy sinh cả một khoa học để giải quyết vấn đề phân bổ các nguồn lực sao cho có hiệu quả nhất. Ngay từ nhỏ, tôi đã quan niệm rằng mình là một thằng bất tài, cực kỳ giới hạn về năng lực và do vậy, chỉ tập trung vào một công việc trong cùng một thời điểm. Chính vì vậy mà đã qua một nửa cuộc đời, tôi làm được rất ít và điều này càng khẳng định quan niệm về sự bất tài của mình từ hồi còn nhỏ đến giờ vẫn đúng. -:) Tôi vẫn quan niệm "một nghề ăn cơm tám, tám nghề ăn cám rang", tôi thần tượng những chuyên gia vốn thường chỉ focus vào một lĩnh vực, và những thứ mà tôi thích cũng chỉ là những chuyên ngành rất nhỏ hẹp. Chẳng hạn, khi học về đầu tư, tôi đặc biệt thích các lý thuyết về rủi ro, vốn là một chuyên ngành cực hẹp mặc dù rất phức tạp với đủ các loại tính toán dài dòng và khó hiểu. Trên quan điểm đó, khi ra đời đi làm, tôi tất nhiên theo đuổi lý thuyết về năng lực lõi, tức là một doanh nghiệp chỉ nên phát triển dựa trên năng lực cốt yếu của mình, dù mở rộng thế nào thì cũng chỉ xoay quanh cái "lõi" đó thôi.

Vậy nên tôi đồ rằng mọi người hiện nay quá lạm dụng vào một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro có cái tên gọi mỹ miều là "đa dạng hoá". Khi một nhà đầu tư mở rộng danh mục đầu tư của mình để giảm thiểu rủi ro, kiểu như một anh đang nuôi gà thì cũng nên nuôi thêm lợn, để đề phòng nếu gà có bị cúm thì lợn vẫn còn đó (tất nhiên đến giờ có cả cúm lợn rồi thì có lẽ anh ta nên chuyển sang nuôi bò, hí hí), nhưng tựu trung lại vẫn dựa trên cái năng lực lõi của anh ta là khả năng chăn nuôi. Chứ nếu một ngày đẹp trời anh ta thấy lợn gà thải ra nhiều phân quá, anh ta thấy tiếc, anh ta bảo có lẽ nên làm thêm cái vườn trồng nhiều cây để lấy phân bón  cho cây trong khi không có kiến thức về trồng trọt thì anh vẫn có thể "tèo" như thường, như cái mô hình VAC rộ lên khoản chục năm trước đây mà giờ chẳng có ai nhắc đến nữa. Đó chỉ là một sự "thuận tiện", mà sự thuận tiện chỉ phù hợp với quy mô nhỏ. Khi doanh nghiệp lớn lên, nó phải được quản trị theo "khoa học" chứ không phải là sự thuận tiện.

Vậy nên cách đây vài năm tôi đã cười khi thấy rộ lên phong trào tập đoàn. Các công ty lớn thi nhau upgrade lên thành tập đoàn, bằng các quyết định hành chính chứ không phải là theo trình tự phát triển và những đòi hỏi xuất phát từ chính hoạt động của doanh nghiệp. Kéo theo đó là sự ồ ạt đầu tư ra ngoài ngành mà đến giờ mới thấy rõ hậu quả, rồi mới quay lại "xem xét" vấn đề tập đoàn. Có lẽ, các bung xung do các tập đoàn nhà nước gây ra rồi sẽ lại được giải quyết bằng một quyết định hành chính khác, như khi nó được sinh ra vậy.

Mà không chỉ có khu vực nhà nước, ngay cả khu vực tư nhân được cho là có học, năng động và không phụ thuộc quá nhiều vào các quyết định hành chính, cũng đang ồ ạt thành lập các tập đoàn. Mỗi khi đọc cái tên "Công ty Cổ phần Tập đoàn XYZ... " là tôi lại không cười được. Có lẽ không ở nơi nào trên trái đất này lại có các khái niệm kỳ lạ như ở Việt Nam, ngay cả ở Thái Lan, một đất nước tự quảng bá mình bằng slogan rất nổi là "Amazing Thailand". Những cái tên đó gợi cho tôi nhớ đến danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh của những công ty tư nhân mới thành lập, chưa tìm được hướng đi nên trút vào đó đủ các lĩnh vực, từ đại lý bán vé máy bay, môi giới nhà đất, tư vấn đầu tư, cho đến kinh doanh ... sắt vụn và hầm bà lằng những thứ mà người chủ doanh nghiệp thấy xung quanh mình. Tôi thường gọi đó là những doanh nghiệp "quả mít".

Những doanh nghiệp như trên thường là không thành công, hoặc giả, nếu có thành công thì cũng là vì sau đó họ đã cắt bớt những ngành nghề "râu ria" đi để tập trung vào một hoặc hai lĩnh vực chính, những lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho họ. Những bài học thất bại trong việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh đã khiến giới doanh nghiệp phải tổng kết và đúc rút thành một bài học đến nay được lan truyền rộng rãi: Less is More. Quản lý ngoài việc là một khoa học, nó còn là một nghệ thuật, vì vậy mới có những nghịch lý "phi khoa học" như thế.

Như Khổng Tử đã phát biểu cách đây hàng nghìn năm: Kẻ nào săn cùng một lúc hai con thỏ ắt sẽ trở về tay không".

2. Đã t lâu tôi thường dy lên câu hi, ti sao nhng người lao công cc nhc vn tìm thy nhiu tiếng cười, những nhà sư khổ hạnh ăn ít, ngủ ít, làm lụng nhiều và gần như chẳng sở hữu nhiều “vật chất”, lại vẫn tìm thấy nhiều niềm vui và sống lâu đến vậy (tất nhiên phải trừ yếu tố tập luyện). Câu hỏi đó càng dấy lên sau buổi trà đá vỉa hè mà tôi đã đề cập ở entry trước. Liệu có phải cái xu hướng “tối giản” trong kiến trúc đem áp dụng vào cuộc sống sẽ đem lại nhiều hạnh phúc hơn chăng? Sự “thanh đạm” có phải là chìa khoá mở cánh cửa giải thoát giữa cuộc sống bộn bề và đầy bất trắc. Câu trả lời có lẽ là đúng. Giống như khi ta từ bỏ sự đa dạng hoá để trở về với năng lực lõi vậy.

Và thật là may mắn khi cũng cách đây hàng nghìn năm đã có những người lập lên những thuyết như vậy. Đó là các triết gia Yếm thế (*) Hy Lạp. Dưới đây là một đoạn trích về các triết gia này, lấy từ cuốn “Thế giới của Sophie”.

Truyện kể rằng một lần Socrates đứng ngắm một gian hàng bán đủ các loại hàng hoá. Cuối cùng, ông nói “Thật lắm thứ mà tôi chẳng cần đến”. Đó thật sự là cảm giác của tôi mỗi lần vào siêu thị Metro, và trên thực tế tôi thường tự ngăn mình đi vào các siêu thị, tất nhiên, trừ các quầy hàng thực phẩm, hí hí hí.

Câu nói trên có lẽ đã là phương châm cho trường phái triết học “yếm thế” do Antisthenes sáng lập ở Athens vào khoảng năm 400 trước công nguyên.

Antisthenes là một học trò của Socrates, và là người đặc biệt chú ý đến sự thanh đạm của ông.

Các triết gia yếm thế nhấn mạnh rằng hạnh phúc chân chính không có trong các yếu tố thuận lợi bên ngoài chẳng hạn sự giàu sang, quyền lực chính trị và sức khoẻ tốt (!?). Hạnh phúc chân chính là ở sự không phụ thuộc vào những thứ ngẫu nhiên và phù du đó. Và bởi vì hạnh phúc không bao gồm những lợi ích thuộc kiểu đó, nó nằm trong tầm tay của mọi người. Hơn nữa, một khi đã tìm được, nó sẽ không bao giờ bị tuột mất.

Triết gia yếm thế nổi tiếng nhất là Diogenes, một học trò của Antisthenes. Người ta kể rằng ông chỉ sống trong một cái thùng và chẳng có gì ngoài một cái áo choàng, một cây gậy và một túi bánh mì. (Do vậy chẳng có gì ăn trộm được hạnh phúc của ông!) Một hôm, ông được Alexander Đại Đế đến thăm khi ông đang ngồi sưởi nắng bên cạnh cái thùng. Vị Hoàng đế đứng trước mặt ông và hỏi xem ông có mong muốn điều gì không. Diogenes nói: “Có. Tôi muốn Ngài đứng tránh sang một bên. Ngài đang chắn mặt trời.” Như vậy, ông cho thấy mình hạnh phúc và giàu có chẳng kém người đàn ông vĩ đại trước mặt mình. Ông “” mọi thứ mà ông muốn. (Mặc dù, theo toàn bộ những người còn lại trên trái đất này, ông chẳng có gì ngoài cái thùng gỗ, cây gậy và túi bánh mì, hê hê). 

Rõ ràng, ở điểm này, phương Đông (đạo Phật) và phương Tây đã gặp gỡ nhau từ cách đây hàng nghìn năm, chứ không phải đợi đến khi có con đường tơ lụa.

Hơn hai nghìn năm sau, giới quản trị kinh doanh mới lại tìm ra một luận điểm mà các triết gia đã nghĩ đến từ lâu: Less is More.

(*) Ngày nay từ Yếm thế đã mang ý nghĩa về sự hoài nghi nhạo báng về sự chân thật của con người, và hàm ý sự vô cảm trước nỗi đau khổ của người khác.  

0 nhận xét: