Khởi đầu là trang SGTT.
Đang trong lúc mọi nơi sôi sục lên vì vụ giải tán IDS thì trang này lại làm một bài dài phỏng vấn bác Phạm Duy Hiển về... lối sống. Đã thế lại còn ghi chú rất rõ ràng rằng ông là "cựu" thành viên IDS.
Nghĩ một lúc cũng thấy logic, vì sống thì phải cãi. Do đó, "lối tranh cãi" hay nôm na là cãi theo kiểu gì cũng là một phần của lối sống. Vì thế, mục Giá trị sống của SGTT cho chạy feature về một thành viên của một cái viện chuyên về cãi, cho dù cái viện đó giờ đã tự giải tán, thì cũng là hợp với lẽ tự nhiên.
Trong bài, bác Hiển có nói một câu tự trào làm mình ngạc nhiên: "Từ lúc nghỉ hưu mình thật sự được tự do. Tự do làm việc, nghỉ ngơi, giao tiếp, nhưng trên hết là tự do cô đơn trong cái không gian học thuật nhỏ bé của mình".
Có lẽ, sau hàng nghìn năm bắc thuộc, "tự do" đã trở thành ham muốn bậc nhất, đến mức ham muốn đó đã ngấm vào máu thịt của mọi người dân Việt. Đến mức hai chữ Tự do đã trở thành một phần trong Slogan của nước Việt bây giờ, thậm chí còn đứng trước cả Hạnh phúc, như một điều kiện cần phải có cho Hạnh phúc.
Vậy mà phải đến lúc nghỉ hưu mới có được tự do "thật sự". Như thế nghĩa là suốt mấy chục năm chưa nghỉ hưu, một nhà khoa học đáng kính như Giáo sư Hiển không được thực sự tự do, hiểu như lập luận ở trên là chưa có hạnh phúc thực sự? Trớ trêu là ở một đất nước tuy nghèo nhưng được đánh giá là một trong những nơi mà con người ở đó cảm thấy hạnh phúc nhất thế giới, cái tiền đề cho hạnh phúc lại chưa được "thật sự".
Nhưng thôi, đến như bác Hiển mà còn phải chấp nhận như vậy, thì cái sự thiếu tự do của mình âu cũng là lẽ thường tình, "có gì mà phải ngợi", đúng không?
Nhưng mình chỉ ngạc nhiên là bác Hiển dùng chữ hay quá: "tự do cô đơn". Từ trước đến giờ mình cứ nghĩ, cứ đánh đồng sự tự do và sự cô đơn, cho rằng tự do hay cô đơn thì cũng là một mà thôi, và cô đơn chính là một biểu hiện của sự tự do, nhưng là một biểu hiện đối lập. Nếu như hầu hết con người sợ hãi sự cô đơn, thì tự do lại chính là trạng thái mà người ta mong đạt được nhất.
Nói vậy thôi chứ nhiều lúc có những gã lại không muốn được tự do, lại muốn ràng buộc mình vào một mối quan hệ nào đấy: quan hệ yêu đương. Gì chứ đang yêu (ràng buộc) mà bị bỏ rơi (được tự do) thì chán ốm. Chán đến nỗi Freddie Mercury đã phải nêu một tuyên ngôn bất hủ về sự tự do trong câu mở đầu của bài It's a Hard Life: "I don't want my freedom" và rồi nối tiếp ngay sau đó: "There's no reasons for living with a broken heart". Có tự do dưng mà tim vỡ rồi thì sống làm qué gì nữa, nhỉ.
Sở dĩ đọc câu nói của bác Hiển, mình lại nhớ ngay đến Queen với It's a Hard Life với câu mở đầu như trên chính là vì, đã có một thời gian dài cách đây rất lâu, mình đã nghĩ như vậy: I don't want my freedom.
Chợt nhớ ra rằng mình lớn lên bằng mồ hôi nước mắt của bố mẹ, nhưng âm nhạc chính là cái đã cưu mang mình, một thứ "shelter from the storm", như Bob Dylan đã hát thế. Có lẽ hôm nào cũng phải làm một bài tổng kết lại xem âm nhạc đã cho mình những gì. Có nhiều thứ, nhưng chắc chắn là nặng nợ.
Vì vậy, chẳng có lý do gì để không nói "Thank you for the music", nhỉ? Thì đây:
Thank you for the music, the songs I'm singing
Thanks for all the joys they're bringing
Who can live without it, I ask with all honesty
What would life be?
Without a song or a dance what are we?
So I say: Thank you for the music, for giving it to me.
Ghi chú: Bấm vào các chữ có hyperlink để đọc, nghe và xem chi tiết.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét